Chuyên gia lý giải những kiêng kỵ tháng “cô hồn”

Chuông gió (phong linh) là vật phong thủy hữu hiệu, để khắc chế năng lượng xấu, tiêu - giải hung khí án ngữ hoặc giúp lưu chuyển luồng khí tốt, tăng cường vượng khí… cho ngôi nhà. Nó biến hung thành cát, đem lại sự an lành, may mắn nếu ngôi nhà không may phạm cấm kỵ phong thủy.

Bạn nên chọn thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất vào dịp cuối tháng. Ảnh minh họa

Tháng “cô hồn” không được phơi quần áo ban đêm, không được tùy tiện đốt giấy, vàng mã, không nhặt tiền rơi… Rất nhiều những kiêng kỵ trong tháng 7 (âm lịch) được lan truyền trên mạng. Vì sao lại có sự kiêng kỵ này? Các bạn có thể tham khảo ý kiến dưới đây của các nhà khoa học.
Chuyên gia lý giải những kiêng kỵ tháng “cô hồn”
Khi treo chuông gió ngoài chú ý chất liệu phù hợp với yếu tố phong thủy chủ nhà cần lưu ý, tuyệt đối không treo ở gần giường ngủ để tránh mất ngủ. Ảnh minh họa
1. Kiêng kỵ treo chuông gió ở đầu giường
Chuông gió (phong linh) là vật phong thủy hữu hiệu, để khắc chế năng lượng xấu, tiêu - giải hung khí án ngữ hoặc giúp lưu chuyển luồng khí tốt, tăng cường vượng khí… cho ngôi nhà. Nó biến hung thành cát, đem lại sự an lành, may mắn nếu ngôi nhà không may phạm cấm kỵ phong thủy.
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người), chuông gió thường được dùng từ kim loại, tre, gỗ, gốm… hay được đặt ở nơi có gió để mỗi khi gió thổi vang lên những âm thanh đặc biệt. Các nhà phong thủy cho là có tác dụng hóa giải nguồn năng lượng xấu rất hiệu quả. Vì vậy, nếu treo chuông gió ở đầu giường sẽ đột ngột phát ra những âm thanh ngân vang làm người nằm trên giường đó khó ngủ, thậm chí gây mất ngủ. Loại chuông gió kim loại, thủy tinh còn phản chiếu ánh sáng làm người nằm trên giường bị ánh sáng chiếu vào mặt gây khó chịu.
Khi quyết định treo chuông gió trong nhà, chủ nhà ngoài chú ý chất liệu phù hợp với yếu tố phong thủy tại vị trí đặt mà cần lưu ý, tuyệt đối không treo ở gần giường ngủ để tránh mất ngủ.
2. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã
Nhiều người tin rằng, tháng “cô hồn” không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì chẳng khác nào kêu gọi những linh hồn, quỷ dữ kéo tới tranh cướp tiền vàng, sẽ mang xui xẻo và nhiều điều không may đến với gia chủ.
Theo ông Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA), đốt vàng mã chỉ gây lãng phí, không mang lại lợi ích cho người âm, họ bám trụ vào đó, nên linh hồn họ cứ bị những sự giả mê hoặc nên khó siêu thoát.
Kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Các chùa thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày lễ Vu Lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh. Đốt vàng mã một cách hoang phí là việc làm mà cả người sống lẫn người chết đều có tội.
3. Không phơi quần áo vào ban đêm
Nhiều quan niệm cho rằng, tháng “cô hồn” là tháng xá tội vong nhân, nếu phơi quần áo vào ban đêm thì các vong hồn cô đơn, vất vưởng không người thờ cúng sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí”. Ông Vũ Thế Khanh cho rằng, đó là quan điểm mê tín. Khi ban đêm sương xuống, khí ẩm lại ngấm vào quần áo, vi khuẩn sẽ phát triển, còn phơi ban ngày không chỉ phơi khô mà mặt trời còn diệt khuẩn, nấm mốc... trên quần áo.
4. Kiêng động thổ, xây nhà
Nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà (Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Á Đông - Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho rằng, xuất phát từ quan niệm dân gian, các vong hồn được Diêm Vương mở cửa ngục vào tháng 7 nên sẽ đi phiêu dạt bên ngoài để quấy phá các công việc lớn của con người. Dù là quan niệm mang nhiều màu sắc mê tín dị đoan nhưng người ta vẫn tránh làm những việc lớn trong khoảng thời gian này để tránh gặp xui xẻo.
Do tháng 7 (âm lịch) là tháng Ngâu mưa nhiều nên những việc như: Động thổ làm nhà, đổ mái, đi du lịch, khai trương, cưới hỏi... khiến gia chủ rất vất vả. Mưa nhiều cũng khiến tiến độ xây dựng và chất lượng công trình bị ảnh hưởng nên mọi người tránh động thổ xây nhà vào tháng 7 này. Lâu dần trở thành thói quen trong dân gian. Nhưng mỗi vùng có một điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau nên nhiều nơi có điều kiện họ vẫn làm.
5. Không nhặt tiền rơi
Ông Nguyễn Cung Hà cho rằng, quan niệm không nhặt tiền rơi vào tháng “cô hồn” xuất phát từ quan niệm dân gian cúng tế cô hồn. Họ cho rằng, nhưng thứ đã cúng như: Tiền âm phủ, tiền thật… đều thuộc về thế giới tâm linh nên sợ động chạm.
Song khoa học chưa ai chứng minh nếu không kiêng được những điều cấm kỵ trong tháng 7 sẽ gặp họa và ngược lại nếu kiêng được những điều cấm kỵ sẽ gặp an lành.
6. Làm gì khi bị cướp đồ cúng
Các nhà tâm linh khuyên, trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
7. Hạn chế sát sinh các con vật
Ông Vũ Thế Khanh cho rằng, nên hạn chế sát sinh các con vật trong tháng “cô hồn” bởi lẽ việc người sống phung phí tiền bạc, mua vàng mã, làm lễ to lễ nhỏ, sát sinh gà lợn là có tội. Vì người chết mà người sống hoang phí, sát sinh, nên người chết cũng có tội.
8. Nên làm gì trong tháng “cô hồn”?
Các nhà phong thủy, tâm linh cho rằng, ăn chay trong tháng “cô hồn” thể hiện lòng từ bi, đồng thời cũng có mặt lợi cho sức khỏe.
Tháng “cô hồn” còn gọi là Tết của người âm. Nên đi thăm mộ phần của người thân, đi chùa thắp nhang cầu an cho người sống, cầu siêu cho gia tiên… Nên tụng kinh nhiều trong tháng 7, cần ăn nói nhã nhặn, vui vẻ, tránh xa các cuộc xung đột.
Theo H.Dương-H.My (Gia Đình & Xã Hội)
Previous Post Next Post