Headlines
Loading...
Tông Thư 'Laudato Si' - Kinh Tế Sinh Thái: Về Sự Chăm Sóc Của Chúng Ta Đối Với Ngôi Nhà Chung

Tông Thư 'Laudato Si' - Kinh Tế Sinh Thái: Về Sự Chăm Sóc Của Chúng Ta Đối Với Ngôi Nhà Chung


Vatican, 18/06/2015 – Tông Thư đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tập trung vào ý tưởng về ‘kinh tế sinh thái hỗ tương’, kết nối việc chăm sóc thế giới tự nhiên với công lý dành cho người nghèo nhất và người tổn thương nhất. Chỉ bằng việc gia tăng việc tái định hình lại mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với anh chị em của chúng ta và với thế giới tự niên, Ngài nói, chúng ta mới có thể hy vọng giải quyết được các mối nguy mà hành tinh của chúng ta đang phải đối diện ngày nay. Khoa học, Ngài khẳng định, là công cụ tốt nhất mà qua đó chúng ta có thể lắng nghe được tiếng kêu khóc của trái đất, trong khi đối thoại và giáo dục là hai chìa khoá có thể “giúp chúng ta thoái khỏi vòng xoáy của sự tự hoại đang nuốt chửng chúng ta”.
Trọng tâm của những suy tư của Đức Giáo Hoàng là câu hỏi: “Kiểu thế giới nào mà chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con cái chúng ta hiện nay đang lớn lên?”. Những câu trả lời mà Ngài đưa ra kêu gọi những thay đổi sâu sắc về hệ thống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, cũng như là lối sống cá nhân.
Chương 1 đưa ra sáu thách đố nghiêm trọng nhất mà “ngôi nhà chung của chúng ta” đang phải đối diện.
  • ­Ô nhiễm, sự lãng phí và não trạng bỏ đi của chúng ta: “trái đất, ngôi nhà của chúng ta, đang bắt đầu trở nên ngàn càng giống như một cột rác bao la rộng lớn”.
  • Thay đổi khí hậu: “một trong những thách đố chính mà nhân loại trong thời đại của chúng ta đang đối diện” nhưng “nhiều trong số những người đang sở hữu nhiều hơn các nguồn lực và sức mạnh kinh tế hoặc chính trị dường như đa số chỉ quan tâm đến việc che đậy các vấn đề hoặc che đậy những triệu chứng của chúng”.
  • Nước: “được quyền sử dụng nguồn nước an toàn uống được là một quyền nền tảng và mang tính hoàn vũ” tuy nhiên toàn bộ nhân loại, và đặc biệt là trẻ em trở nên bệnh và chết chỉ vì nguồn nước ô nhiễm.
  • Sự đa dạng sinh học: “Mỗi năm đều nhìn thấy sự biến mất của hàng ngàn loại động vật và thực vật” và các hậu quả thì không thể lường được vì “tất cả chúng ta, tất cả sinh vật sống, đều lệ thuộc vào nhau”. Thường thì những lợi ích xuyên quốc gia đang phá hoại sự bảo vệ này.
  • Sự đổ vỡ xã hội: Các khuôn mẫu phát triển hiện nay đang ảnh hưởng một cách kinh khiếp đến chất lượng cuộc sống của hầu hết nhân loại và “nhiều thành phố to lớn, nhiều cấu trúc không hiệu quả, sự lãng phí cách thái quá nguồn năng lượng và nguồn nước”.
  • Sự bất bình đẳng toàn cầu: Các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến những người bị tổn thương nhiều nhất, phần lớn hơn của dân số thế giới và giải pháp thì không làm giảm tỷ lệ sinh mà đang chống lại “một chủ nghĩa tiêu thụ cực độ và chọn lựa”
Và Chương 3 khám phá sáu căn nguyên sâu xa của những khủng hoảng đang gia tăng ngày nay.
  • Công nghệ: Mặc dù nó có thể mang lại sự tiến bộ trước một sự phát triển mang tính ổng định, nhưng lại không có “những chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa”, nó mang lại cho “người ta với những sự hiểu biết, và đặc biệt là những nguồn lực kinh tế... một sự thống trị ấm tượng trên toàn thể nhân loại”.
  • Não trạng kỹ trị: “Nền kinh tế chấp nhận mọi sự tiến bộ về mặt công nghệ bằng một quan điểm hướng đến lợi nhuận... tuy nhiên tự bản thân nó thì thị trường không thể đảm bảo sự phát triển nhân loại mang tính hỗ tương và một sự bao gồm mang tính xã hội”.
  • Chủ thuyết nhân chủng trọng tâm: Chúng ta thất bại để hiểu về vị trí của chúng ta trong thế giới và mối quan hệ giữa chúng ta với thiên nhiên. Các mối quan hệ giữa các cá nhân và việc bảo vệ sự sống con người phải được đặt trên lý do về kĩ thuật để sự bận tâm về môi trường “cũng không tương thích với sự biện minh cho việc phá thai”.
  • Chủ thuyết tương đối thực hành: sự suy đồi về môi trường và sự băng hoại xã hội là kết quả của việc nhìn “mọi thứ là không thích hợp trừ khi nó phục vụ cho những lợi ích tức thời của con người”.
  • Việc làm: Nền kinh tế sinh thái hỗ tương cần phải mang lấy giá trị của lao động đề mọi người có khả năng có được việc làm và đó là “việc kinh doanh tồi tệ cho xã hội” khi dừng lại việc đầu tư vào con người để đạt được những lợi ích tài chính ngắn hạn.
  • Những công nghệ sinh học: GMO (Sinh vật biến đổi gen) là một “vấn đề môi trường phức tạp” đang giúp giải quyết các vấn đề nhưng lại mang lại những khó khăn chẳng hạn như việc tập trung đất đai “vào tay của một số người chủ”, đe doạ những nhà sản xuất nhỏ, sự đa dạng sinh học và các hệ thống sinh thái.
Vậy thì đâu là Giải Pháp? Đây là sau giải pháp tốt nhất
  • Trong “Tin Mừng Tạo Dựng”: Chương 2 suy xét Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước cho thấy đời sống con người bén rễ mối quan hẹ của chúng ta với Thiên Chúa, với anh chị em đồng loại của chúng ta và với thế giới thế nào. Chúng ta phải nhận biết tội lỗi của chúng ta khi chúng ta phá vỡ những mối quan hệ này và nhận ra “trách nhiệm khủng khiếp” của chúng ta hướng đến tất cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
  • Trong Nền Kinh Thế Sinh Thái Hỗ Tương: Chương 4 khám phá một khuôn mẫu mới của công lý là điều có nghĩa là “một sự phân tích các vấn đề môi trường không để tách ra khỏi sự phân tích các bối cảnh con người, gia đình, mối quan hệ công việc và thành thị”, trong khi các giải pháp phải dựa trên “một sự chọn lựa ưu tiên cho người nghèo là anh chị em của chúng ta”.
  • Trong Công Cuộc Đối Thoại: Chương 5, có tựa là “Các Cách Tiếp Cận và Hành Động’ nhấn mạnh đến sự cần thiết “cuộc thảo luận chân thực và cởi mở, để những lợi ích hay những ý thức hệ riêng sẽ không tạo thành kiến với thiện ích chung”. Giáo Hội không có ý đưa ra các câu hỏi mang tính khoa học hay thay thế các thể chế chính trị, nhưng giáo hội có thể cổ võ công cuộc đối thoại về sự điều hành mang tính toàn cầu và địa phương, việc ra quyết định minh bạch, việc sử dụng bình ổn những nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như là việc tham gia vào công cuộc đối thoại tôn trọng với dân tộc khác về niềm tin và với thế giới khoa học.
  • Trong Giáo Dục: Chương 6 mời gọi các trường học, các gia đình, giới truyền thông, các giáo hội trợ giúp tái hình thành lại các thói quen và ứng xử. Vượt thắng chủ nghĩa cá nhân, trong khi thay đổi lối sống của chúng ta và các chọn lựa tiêu thụ, có thể mang lại “thật nhiều áp lực đặt trên những người đang thủ đắc sức mạnh chính trị, kinh tế và xã hội” tạo nên những thay đổi có ý nghĩa trong xã hội.
  • Trong Đối Thoại Kinh Tế Sinh Thái: Chương 6 cũng nhấn mạnh đến Thánh Phanxicô Assisi như là khuôn mẫu của “một sự quan tâm đầy nhiệt thành đối với việc bảo vệ thế giới của chúng ta”, được mang nét đặc trưng bởi lòng biết ơn, lòng đại lượng, sự sáng tạo và sự nhiệt thành.
  • Trong Linh Đạo: Cuối cùng Chương 6 và hai lời cầu nguyện kết thúc cho thấy niềm tin vào Thiên Chúa có thể hình thành và thôi thúc sự chăm sóc của chúng ta dành cho môi trường thế nào. Các Bí Tích, Ba Ngôi, mẫu gương của Thánh Gia và niềm hy vọng về sự sống đời đời có thể dạy, động viên và củng cố chúng ta bảo vệ thế giới tự nhiêm mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta.
Joseph C. Pham (Theo Vatican Radio)
Nguồn: Muoianhsang.com