
Trong chuyến thăm ngắn ngủi của tôi tới El Salvador để phong chân phước cho Đức cha Oscar Romero, một trong những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là gặp gỡ những người biết đến Romero, hay những người mà có công việc ảnh hưởng bởi Ngài. Không có gì ngạc nhiên, một số người này làm việc cho Caritas El Salvador.
Trong Thánh Lễ phong chân phước vào hôm thứ bảy, có phần dâng lễ vật, trong đó Caritas El Salvador chuẩn bị một rổ các sản phẩm địa phương. Ban Tổ chức đã chọn Jorge Alberto Fernandez từ giáo phận Santiago de María, nơi chân phước Romero làm giám mục trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này, ngài đã chứng kiến đau khổ của người nghèo không có ruộng đất trong đất nước, mà theo từ ngữ của mình, đã làm ngài thay đổi thái độ. Ông Fernandez là tài xế của Đức cha Romero trong suốt những năm cuối đời. Anh nói với tôi: “Tôi phải là người biết nhiều về Đức Cha Romero. Tôi trải qua thời gian rất dài cùng với ngài. Tôi chia sẻ nỗi buồn và sự phẫn nộ của ngài. Vâng, ngài có thể giận dữ! Nhưng trên hết, ngài cực kỳ quảng đại. Những điều nho nhỏ ngài có, ngài đã trao ban cho những người cần nó hơn ngài. Nếu ai đó xin giúp đỡ, ngài cho đi ngay dù người đó thuộc cánh tả hay cánh hữu. Ngài là con người ở trong mọi người.”
Nghe tiểu sử của Đức Cha Romero hôm thứ bảy, tôi biết rằng ngài từng là một đứa bé nhút nhát. Rõ ràng ngài vẫn như thế, dù vị trí quan trọng của ngài là Tổng giám mục San Salvador. Hilda Luz Trejo, điều phối viên của Caritas El Salvador về nhân quyền, công lý, hòa bình và hòa giải, đã biết đến ngài khi chị là tập sinh trong một nhà dòng. “Ngài thường xuyên tới thăm nhà dòng vì mẹ bề trên là bạn của ngài. Ngài là một người nhút nhát và khiêm tốn. Ngài không nhìn vào mắt bạn, nhưng trên bục giảng ngài là một người khác. Trong các bài giảng của mình, ngài trở thành một ngôn sứ. Ngài có lần nói với tôi là ngài đã chuẩn bị kết thúc bài giảng trước đó 15 phút, nhưng khi ngài chia sẻ, ngài nghe thấy một tiếng nói nội tâm bảo ngài cứ tiếp tục. Tôi sẽ không bao giờ quên những giọt nước mắt của ngài trong lễ tang người bạn Rutilio Grande. Ngài khóc nhiều và nói: ‘Tôi muốn thay chỗ cho người này.’
“Sự nghèo khó của ngài cũng để lại ấn tượng sâu sắc với tôi. Một ngày nọ, khi ngài đang mặc áo choàng đen, chúng tôi đến nhà ngài để ngài thay đổi. Thấy tôi ngạc nhiên khi ngài cũng mặc chiếc áo choàng đó, ngài giải thích rằng áo choàng kia bị ướt vì mới giặt. Bạn có tin là ngài chỉ có hai cái không?”
Đối với Hilda, Chân phước Romero là một tấm gương về cách làm việc với người nghèo. Đó là một thách đố lớn khi đối phó với những khuôn mặt mới của bạo lực, những người nông dân không ruộng đất và những thanh niên đang chém giết nhau. Nếu Đức Cha Romero vẫn ở đây, ngài sẽ nhắc chứng tôi làm chứng tá mỗi ngày trung thành với Tin Mừng và phản ứng trước những bất công. Chị nói: “hôm nay, một lần nữa, chúng ta phải giúp mọi người tự tổ chức vì cấu trúc quyền lực vẫn còn như vậy.”
Đức Cha Samuel Elías Bolaño, phó chủ tịch Caritas El Salvador không có cơ hội để biết đến Đức cha Romero, người đã chết vào đúng ngày hẹn gặp. “Tôi còn ở chủng viện khi ngài trở thành tổng giám mục. Tôi đang học tại Guatemala và chúng tôi nghe biết về ngài và rất ngưỡng mộ ngài. Chúng tôi theo dõi mọi thứ được xuất bản về ngài. Ngài là người phù hợp trở thành tổng giám mục đúng vào lúc đối đầu giữa hai phe cánh tả và cánh hữu tại El Salvador. Nếu Đức Cha Romero vẫn còn sống, ngài sẽ nói về bạo lực đang phá hoại chúng ta và kêu gọi chúng ta hoán cải, cũng như ngài đã làm, và tìm giải pháp cho những nguyên nhân của cuộc bạo lực này.
Antonio Baños, giám đốc Caritas El Salvador nói với tôi: “Đóng góp của Đức cha Romero là rất lớn để Caritas có được như ngày hôm nay như Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là ‘sự quan tâm của Giáo Hội với con người”. Tuy nhiên, tôi nghĩ là chúng ta đã không tận dụng những đóng góp và di sản của Đức cha Romero. Giờ đây, chúng ta phải làm cho mọi người nhận biết ngài ngài tại El Salvador này, vì ngài được biết đến ở nước ngoài như một nhà vận động nhân quyền tuyệt vời nhiều hơn .”
Tôi muốn tận dụng cơ hội này để cảm ơn các nhân viên của tôi tại Caritas El Salvador đã dành cho tôi sự chào đón thân thiện và tạo thuận lợi cho công việc của tôi. Một lời cảm ơn đặc biệt đến Ilse, Ceci và Fabio.
Trong Thánh Lễ phong chân phước vào hôm thứ bảy, có phần dâng lễ vật, trong đó Caritas El Salvador chuẩn bị một rổ các sản phẩm địa phương. Ban Tổ chức đã chọn Jorge Alberto Fernandez từ giáo phận Santiago de María, nơi chân phước Romero làm giám mục trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này, ngài đã chứng kiến đau khổ của người nghèo không có ruộng đất trong đất nước, mà theo từ ngữ của mình, đã làm ngài thay đổi thái độ. Ông Fernandez là tài xế của Đức cha Romero trong suốt những năm cuối đời. Anh nói với tôi: “Tôi phải là người biết nhiều về Đức Cha Romero. Tôi trải qua thời gian rất dài cùng với ngài. Tôi chia sẻ nỗi buồn và sự phẫn nộ của ngài. Vâng, ngài có thể giận dữ! Nhưng trên hết, ngài cực kỳ quảng đại. Những điều nho nhỏ ngài có, ngài đã trao ban cho những người cần nó hơn ngài. Nếu ai đó xin giúp đỡ, ngài cho đi ngay dù người đó thuộc cánh tả hay cánh hữu. Ngài là con người ở trong mọi người.”
Nghe tiểu sử của Đức Cha Romero hôm thứ bảy, tôi biết rằng ngài từng là một đứa bé nhút nhát. Rõ ràng ngài vẫn như thế, dù vị trí quan trọng của ngài là Tổng giám mục San Salvador. Hilda Luz Trejo, điều phối viên của Caritas El Salvador về nhân quyền, công lý, hòa bình và hòa giải, đã biết đến ngài khi chị là tập sinh trong một nhà dòng. “Ngài thường xuyên tới thăm nhà dòng vì mẹ bề trên là bạn của ngài. Ngài là một người nhút nhát và khiêm tốn. Ngài không nhìn vào mắt bạn, nhưng trên bục giảng ngài là một người khác. Trong các bài giảng của mình, ngài trở thành một ngôn sứ. Ngài có lần nói với tôi là ngài đã chuẩn bị kết thúc bài giảng trước đó 15 phút, nhưng khi ngài chia sẻ, ngài nghe thấy một tiếng nói nội tâm bảo ngài cứ tiếp tục. Tôi sẽ không bao giờ quên những giọt nước mắt của ngài trong lễ tang người bạn Rutilio Grande. Ngài khóc nhiều và nói: ‘Tôi muốn thay chỗ cho người này.’
“Sự nghèo khó của ngài cũng để lại ấn tượng sâu sắc với tôi. Một ngày nọ, khi ngài đang mặc áo choàng đen, chúng tôi đến nhà ngài để ngài thay đổi. Thấy tôi ngạc nhiên khi ngài cũng mặc chiếc áo choàng đó, ngài giải thích rằng áo choàng kia bị ướt vì mới giặt. Bạn có tin là ngài chỉ có hai cái không?”
Đối với Hilda, Chân phước Romero là một tấm gương về cách làm việc với người nghèo. Đó là một thách đố lớn khi đối phó với những khuôn mặt mới của bạo lực, những người nông dân không ruộng đất và những thanh niên đang chém giết nhau. Nếu Đức Cha Romero vẫn ở đây, ngài sẽ nhắc chứng tôi làm chứng tá mỗi ngày trung thành với Tin Mừng và phản ứng trước những bất công. Chị nói: “hôm nay, một lần nữa, chúng ta phải giúp mọi người tự tổ chức vì cấu trúc quyền lực vẫn còn như vậy.”
Đức Cha Samuel Elías Bolaño, phó chủ tịch Caritas El Salvador không có cơ hội để biết đến Đức cha Romero, người đã chết vào đúng ngày hẹn gặp. “Tôi còn ở chủng viện khi ngài trở thành tổng giám mục. Tôi đang học tại Guatemala và chúng tôi nghe biết về ngài và rất ngưỡng mộ ngài. Chúng tôi theo dõi mọi thứ được xuất bản về ngài. Ngài là người phù hợp trở thành tổng giám mục đúng vào lúc đối đầu giữa hai phe cánh tả và cánh hữu tại El Salvador. Nếu Đức Cha Romero vẫn còn sống, ngài sẽ nói về bạo lực đang phá hoại chúng ta và kêu gọi chúng ta hoán cải, cũng như ngài đã làm, và tìm giải pháp cho những nguyên nhân của cuộc bạo lực này.
Antonio Baños, giám đốc Caritas El Salvador nói với tôi: “Đóng góp của Đức cha Romero là rất lớn để Caritas có được như ngày hôm nay như Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là ‘sự quan tâm của Giáo Hội với con người”. Tuy nhiên, tôi nghĩ là chúng ta đã không tận dụng những đóng góp và di sản của Đức cha Romero. Giờ đây, chúng ta phải làm cho mọi người nhận biết ngài ngài tại El Salvador này, vì ngài được biết đến ở nước ngoài như một nhà vận động nhân quyền tuyệt vời nhiều hơn .”
Tôi muốn tận dụng cơ hội này để cảm ơn các nhân viên của tôi tại Caritas El Salvador đã dành cho tôi sự chào đón thân thiện và tạo thuận lợi cho công việc của tôi. Một lời cảm ơn đặc biệt đến Ilse, Ceci và Fabio.
Nguồn: Caritas Internationalis