Headlines
Loading...
ĐGH Phanxicô - Diễn Văn Trước Phủ Tổng Thống Bosnia-Herzegovina

ĐGH Phanxicô - Diễn Văn Trước Phủ Tổng Thống Bosnia-Herzegovina

Thưa Các Vị Bộ Trưởng của Triều Đại Tổng Thống Nước Bosnia và Herzegovina,

Thưa Ngài Tổng Thống,

Các Thành Viên Của Ngoại Giao Đoàn,

Anh Chị Em Thân Mến,

Tôi muốn cám ơn các thành viên của Triều Đại Tổng Thống Bosnia và Herzegovina vì sự đón tiếp ân cần của họ, và cách đặc biệt là cách đón tiếp đầy thân ái đã được mở ra cho tôi bởi Ngài Tổng Thống Mladen Ivanić, Chủ Tịch Của Triều Đại Tổng Thống, nhân danh mọi người. Tôi thật vui được hiện diện trong thành phố này một thành phố, mặc dù đã chịu đau khổ quá nhiều trong những mâu thuẫn máu lửa của thế kỷ qua, đã một lần nữa trở thành một nơi cho công cuộc đối thoại và sự sống chung hoà bình. Nó tiếp tục từ việc là một nền văn hoá của mâu thuẫn và chiến tranh để tạo nên nền văn hoá gặp gỡ.

Sarajevo và Bosnia và Herzegovina đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với Châu Âu và đối với toàn thế giới. Qua nhiều thế kỷ trên những mảnh đất này, các cộng đồng đã hiện diện là những cộng đồng có những tôn giáo khác nhau là những người thuộc về những nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau, mỗi nhóm mang lấy nơi mình những nét đặc trưng phong phú; mỗi nhóm nuôi dưỡng lấy truyền thống của mình, không có những khác biệt này đã vốn đã làm ngăn trở một thời gian dài sự thiết lập các mối quan hệ huynh đệ và thân ái cùng nhau.

Kiến trúc rất đặc trưng và các sắp đặt của Sarajevo cho thấy những nét đặc trưng hữu hình và trọng yếu của những cộng đồng khác nhau này, mỗi một cộng đồng lại khác xa một chút so với cộng đồng khác – các hội đường, các nhà thờ và đền thờ - quá nhiều đến nỗi Sarajevo đã được gọi là “Thành Giêrusalem của Châu Âu”. Thực ra nó đại diện cho một sự giao thoa của các nền văn hoá, các quốc gia và các tôn giáo, một địa vị vốn đòi hỏi việc xây dựng những chiếc cầu mới, trong khi duy trì và khôi phục những chiếc cầu cũ, do đó đảm bảo là những điểm đến của sự thông truyền hiệu quả, chắc chắn và huynh đệ.

Chúng ta cần giao tiếp với nhau, để khám phá ra những quà tặng của mỗi người, để cổ võ điều hiệp nhất chúng ta, và để tôn trọng những khác biệt như là một cơ hội để phát triển trong sự tôn trọng lẫn nhau. Sự nhẫn nại và sự tin tưởng được kêu gọi trong công cuộc đối thoại như thế, cho phép các cá nhân, các gia đình và các cộng đồng chuyển giao những giá trị của nền văn hoá của họ và đón nhận điều tốt lành đến từ những kinh nghiệm của người khác.

Khi làm như thế, thì ngay cả những vết thương sâu nhất của quá khứ gần đây sẽ bị đặt sang một bên, để tương lai có thể được nhìn thấy bằng niềm hy vọng, khi đối diện với các vấn đề thường nhật mà tất cả các cộng đồng kinh nghiệm bằng tâm trí thoát khỏi sự sợ hãi và hận thù.

Tôi đến đây trong tư cách là một người lữ khách của hoà bình và đối thoại, 18 năm sau chuyến thăm lịch sử của Thánh Gioan Phaolô II, là chuyến thăm diễn ra chỉ không lâu sau hai năm ký kết Bản Thoả Thuận Hoà Bình Dayton. Tôi thật vui khi thấy sự tiến triển đã được thực hiện, là điều mà tôi phải tạ ơn Thiên Chúa và qua nhiều người nam nữ thiện chí. Tuy nhiên, chúng ta phải đừng hài lòng với điều đã đạt được cho đến nay, nhưng hơn thế nữa hãy tìm kiếm để thực hiện những nỗ lực hơn nữa cho việc củng cố sự tin tưởng và tạo ra những cơ hội phát triển trong sự nhận biết và tôn trọng lẫn nhau. Để theo đuổi con đường này, thì sự liên đới và hợp tác của Cộng Đồng Quốc Tế là nền tảng, đặc biệt là của Khối Hiệp Nhất Châu Âu và của tất cả các Quốc Gia và Tổ Chức đang hoạt động trong lãnh địa Bosnia và Herzegovina.

Bosnia và Herzegovina thực ra là một phần hỗ tương của Châu Âu, những thành công và kinh nghiệm bi đát của ngày xưa đang tháp nhập đầy đủ vào trong lịch sử sau này của những thành công và bi kịch. Chúng tạo nên, một lời mời gọi rõ ràng để theo đuổi mọi đích điểm của hoà bình, để các tiến trình đã được thực hiện có thể trở nên nổi bật và có tính liên kết hơn nữa.

Trên mảnh đất này, hoà bình và hoà hợp ở giữa người Croatia, Serbia và Bosnia, và những sáng kiến đã được đưa ra để mở rộng hoà bình và hoà hợp xa hơn nữa, cũng như là các mối quan hệ thân tình và huynh đệ giữa cộng đồng những người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo, chiếm lấy tầm quan trọng vượt ra khỏi những ranh giới của nó. Những sáng kiến này mang lại một chứng tá cho toàn thế giới rằng một sự hợp tác như thế giữa nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau như thế trong quan điểm của thiện ích chung là khả dĩ; rằng một sự đa nguyên về các nền tôn giáo và truyền thống có thể đồng hiện hữu và làm xuất hiện các giải pháp độc đáo và hiệu quả cho các vấn đề; rằng ngay cả những vết thương sâu nhất cũng có thể được chữa lành bằng việc thanh lọc những ký ức và bám thật chặt vào các niềm hy vọng trong tương lai. Tôi đã thấy niềm hy vọng này hôm nay ở nơi các trẻ em mà tôi đã chào đón ở sân bay: Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo, Công Giáo, và các nhóm thiểu số khác, tất cả cùng nhau và vui tươi. Đó là niềm hy vọng. Chúng ta hãy bám chặt vào đó.

Để có thể thành công chống lại tình trạng bạo loạn của những người có lẽ sẽ tận dụng mọi sự khác biệt thành cơ hội và cái cớ cho tình trạng bạo lực không đáng có, chúng ta cần phải nhận ra được các giá trị nền tảng của các cộng đồng nhân loại, các giá trị mà nhân danh chúng chúng ta có thể và phải hợp tác, xây dựng và đối thoại, tha thứ và phát triển; điều này sẽ cho phép những tiếng nói khác biệt hiệp nhất trong việc tạo ra một nhịp điều của một sự cao quý và vẻ đẹp cao cả, thay vì những tiếng gào rú cuồng tín của sự hận thù.

Các chính trị gia có trách nhiệm được mời gọi cho nhiệm vụ quan trọng của việc trước hết là tôi tớ của các cộng đồng của họ, thực hiện những hành động bảo vệ trên hết là quyền nền tảng của con người nhân loại, trong số đó có quyền tự do tôn giáo cần được tôn trọng. Bằng cách này thì mới có thể xây dựng, bằng những phương thức cụ thể, một xã hội hoà bình và công bằng hơn, thực hiện từng bước cùng nhau để giải quyết nhiều vấn đề mà người dân đang trải qua mỗi ngày.

Để cho điều này diễn ra, thì thật thiết yếu để tất cả mọi công dân được bình đẳng cả trước pháp luật và quyền hành pháp, bất luận về sự liên đới sắc tộc, tôn giáo hay địa lý của họ. Tất cả đều như nhau cảm thấy thực sự được dự phần vào đời sống công. Khi vui hưởng cùng những quyền như nhau, họ sẽ có thể đóng góp phần mình vào thiện ích chung.

Thưa Quý Ngài, Quý Bà và Quý Ông,

Giáo Hội Công Giáo, bằng phương thế cầu nguyện và công việc của người tín hữu và các tổ chức của mình, đang đóng góp một phần vào tiến trình về sự tái thiết về vật chất và luân lý cho Bosnia và Herzegovina, chia sẻ những niềm vui cũng như những bận tâm của đất nước. Giáo Hội dấn thân để mang lại sự lo lắng và gần gũi đặc biệt của mình cho người nghèo và cho những người đang cần sự giúp đỡ nhất, được thôi thúc bởi giáo huấn và gương mẫu của Thầy Chí Thánh của Giáo Hội, Chúa Giêsu.

Toà Thánh khen ngợi công việc đang được thực hiện trong những năm gần đây, và quyết tâm tiếp tục cổ võ sự hợp tác, đối thoại và đoàn kết, trong sự nhận biết chắc hca81n rằng hoà bình và sự lắng nghe lẫn nhau trong một xã hội có trật tự và dân sự là những điều kiện không thể thiếu cho một sự phát triển đúng đắn và bền vững. Thông qua sự đóng góp của tất cả, và bỏ lại hoàn toàn phía sau những đám mây đen của những cơn bão đã đi qua, Toà Thánh hết lòng hy vọng rằng Bosnia và Herzegovina có thể tiếp tục hành trình đã khởi sự, để sau một cơn lạnh cắt da mùa đông, mùa xuân sẽ đến trổ bông.

Với những tư tưởng này tôi khẩn xin Thiên Chúa Toàn Năng cho sự hoà bình và thịnh vượng ở Sarajevo và tất cả mọi nơi của Bosnia và Herzegovina.

Xin cám ơn.




Joseph C. Pham Muoianhsang.com/ (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)