Headlines
Loading...
Cuộc hội kiến chung ngày 24.09.2014: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân dịch Ebola

Cuộc hội kiến chung ngày 24.09.2014: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân dịch Ebola

Cuộc hội kiến chung ngày 24.09.2014: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân dịch Ebola
Trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phê-rô vào sáng thứ Tư hôm nay, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã xin mọi người cầu nguyện và giúp đỡ những quốc gia Tây Phi đang bị tấn công bởi đại dịch Ebola. Trước nhiều ngàn tham dự viên, Đức Thánh Cha đã nói như sau:

Cha ở gần bên những người đang gặp phải cơn bệnh khủng khiếp này. Cha xin anh chị em hãy cầu nguyện cho họ và cho tất cả những ai đã phải bỏ mạng một cách bi thương. Ngoài ra, Cha hy vọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ làm tất cả những gì cần thiết hầu xoa dịu nỗi đau của những người anh chị em đó.“

Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cả thảy, tính cho tới hôm nay, dịch Ebola đã cướp đi mạng sống của 2.803 người; tuy nhiên con số chưa được công bố có thể còn cao hơn rất nhiều, vì cho tới hôm nay, không phải tất cả mọi trường hợp đều được thống kê. Tổ chức y tế này đưa ra dự đoán rằng, cho tới tháng 11, con số những người bị nhiễm virus Ebola có thể lên tới 21 ngàn người.

Đức Thánh Cha nhìn lại chuyến công du tới Albanie

Trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phê-rô hôm nay, Đức Thánh Cha chủ yếu nói về Albanie. Vào hôm Chúa Nhật vừa qua, Ngài đã đến thăm đất nước này, đó là chuyến công du châu Âu đầu tiên của Ngài ngoài nước Ý.

Tại đó, Cha đã cảm thấy với một sự hài lòng to lớn rằng, cuộc sống chung trong hòa bình và phong phú của những con người và những nhóm tôn giáo khác nhau không chỉ đáng được ước ao mà còn hoàn toàn trở nên cụ thể và khả thi. Đó là một cuộc đối thoại thực sự mà nó mang đến một cái gì đó, giúp cảnh giác trước chủ nghĩa tương đối và không hủy hoại căn tính riêng của mỗi cá nhân. Cái gì là điểm chung đối với những cách thức diễn tả niềm tin tôn giáo khác nhau, cái đó chính là con đường của cuộc sống, của sự thiện chí hầu thực hiện sự tốt lành cho tha nhân và ở đây không phủ nhận cũng không giấu giếm căn tính riêng của mỗi người.“

Với sự chuyển động nội tâm, Đức Thánh Cha nhớ lại cuộc hội ngộ của Ngài với những người đã sống sót sau những cuộc bách hại tôn giáo tại Albanie: chính quyền cộng sản đã đàn áp tất cả mọi tín ngưỡng trong suốt năm chục năm, cho tới tận mãi cuối năm 1990, hồi ấy, chỉ với việc làm dấu Thánh Giá thôi, một người sẽ có thể bị cho đi tù hay bị cho vào phòng tra tấn.

Các Thánh Tử Đạo không phải là những người thất bại

„Nhờ sự hiện diện của một số cụ cao niên, tức những người đã trải qua những trận bách hại đầy sợ hãi nơi thân xác mình, Đức Tin của rất nhiều chứng nhân anh dũng đã được tuyên xưng, họ đã trung tín với Chúa Ki-tô cho tới cùng… Ngay cả trong thời đại hôm nay, sức mạnh của Giáo hội không đến từ khả năng tổ chức hay những cấu trúc của mình, dù rằng điều ấy cũng có thể là cần thiết. Sức mạnh của chúng ta chính là Tình Yêu Chúa Ki-tô!“

Hiện tại, một vụ án phong Chân Phúc đang diễn ra đối với 40 Linh Mục đã bị hành quyết bởi những người cộng sản Albanie vì niềm tin của các Ngài; thêm vào con số này – Đức Thánh Cha nói – còn có hàng trăm Ki-tô hữu khác, và cũng có cả các tín hữu Hồi giáo nữa, họ đã bị tra tấn, bị bắt bớ, bị đưa đi đầy và bị sát hại vì niềm tin của mình.

Đó là những năm đen tối, trong những năm đó, sự tự do tôn giáo hầu như bị tiêu diệt; Hàng ngàn nhà thờ cũng như những đền thờ Hồi giáo đã bị phá hủy, bị biến thành nhà kho hay rạp chiếu phim, nhiều sách vở về tôn giáo đã bị đốt cháy, và cha mẹ không được phép đặt tên Thánh cho con cái của mình nữa. Việc nhớ lại những biến cố đầy bi ai ấy là điều cần thiết đối với tương lai của một dân tộc.“

Và việc tưởng nhớ tới các Thánh Tử Đạo thậm chí còn là một loại „Bảo hiểm dành cho sứ mệnh của người Albanie“ – Đức Thánh Cha bổ sung:

„Máu của các Ngài đã không đổ ra một cách vô ích, như là một hạt giống sẽ làm cho những hoa trái của hòa bình và của tình huynh đệ trở nên chín mọng. Trong thực tế, ngày nay, Albanie là một tấm gương điển hình cho sự tái sinh của Giáo hội, và cho sự chung sống trong hòa bình của các tôn giáo. Như thế, các Thánh Tử Đạo không phải là những người thua cuộc, song là những nhà chiến thắng: Chứng tá của các Ngài làm cho quyền năng của Thiên Chúa được nhận biết, Ngài là Đấng luôn an ủi dân của mình, mở ra cho họ những con đường và những chân trời mới của hy vọng.“

(rv 24.09.2014 sk)

Đam Trần – CTV của trang tin Giáo xứ Thánh Mẫu