Trỗi Dậy Trong Lịch Sử

Chúa Nhật Phục Sinh (A)Tin Mừng Theo Thánh Gioan 20, 1-9
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.
***
Kế hoạch mang tính lịch sử hiện đại Chúa Giêsu sảy chân ngay từ đầu về mặt dữ liệu mà gặp khó khăn để chấp nhận: các Kitô hữu tiên khởi công bố rằng Chúa Giêsu, sau khi bị kết án tới chết bằng việc đóng đinh, đã phục sinh từ cõi chết. Thánh Phêrô đã ghi lại khi nói rằng, “Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”.

Nền tảng của các chứng nhân Kitô hữu đối với sự phục sinh của Chúa Giêsu được đặt trên các sự kiện lịch sử, nhưng một Soi Sáng mang tính triết lý suy lý có ý nghĩa như thế nào đối với những tuyên bố này? Một người suy lý ngày nay cảm thấy thế nào về những tuyên bố này? Người chết, bằng tất cả những chứng cứ thực nghiệm, không thể sống lại từ cõi chết.

Nhưng Phêrô và nhiều chứng nhân Kitô hữu thời kỳ sơ khai khác đã chứng thực rằng Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết, rằng Ngài đã đi với họ, trò chuyện với họ và ăn với họ. Liệu chăng họ đang nói dối? Họ bị bối rối? Họ đang bị ảo giác? Họ tham gia vào một loại dự án “cần phải xảy ra”, bị tước khỏi thầy của họ nhưng cần một điều gì đó để làm nên ý nghĩa cho cuộc sống của họ? Tất cả các câu trả lời này đã được các học giả về nhân vật lịch sử Giêsu đưa ra thay vì chấp nhận rằng các Kitô hữu tiên khởi thực sự đã chứng kiến một Đức Giêsu sống lại. Chúng ta cần nhớ rằng con người trong thế giới xưa, mặc dù có lẽ nhìn chung là ngây thơ và cả tin, thì cũng không thường xuyên tuyên bố rằng người ta sống lại từ cõi chết. Họ có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn đối với cái chết và sự chết hơn cả những người Tây Phương hiện đại. Họ hiểu sự chết.
Cùng với sự phục sinh của Đức Giêsu, những người tín hữu tiên khởi nhất đang tuyên bố một điều gì đó độc nhất đã xảy ra, một điều gì đó lạ lùng, một điều gì đó bất thường và đó là điều mà họ kinh nghiệm về sự kiện độc nhất, lạ lùng, và bất thường này. Ở đây là điều mà chúng ta phải quyết định, trong những lời của Ben Mayer: “Bất luận là những người chứng thực cho các phép lạ là ai, thì bởi điều mà một sự kiện rất thật cho thấy là không đủ thẩm quyền hoặc không trung thực hoặc tự lừa dối, và điều này không có sự tham chiếu cho những thông tin hoặc đối với những đặc tính của tình huống thì đó là bởi một điều luật tiền kết không thể tránh khỏi”. Liệu rằng Phêrô, Maria Ma-đa-lê-na, Sa-lô-mê, Maria mẹ của ông Gia-cô-bê, Joanna, Gia-cô-bê, Gioan, Na-ta-na-en miền Cana, Tôma, và các môn đệ khác tất cả đều là không đủ thẩm quyền, không trung thực, hoặc tự lừa dối?

Các môn đệ của Chúa Giêsu đang mong đợi một sự phục sinh. Clê-ô-pát, đang đi về Em-mau, đại diện cho tiếng nói về một cảm thức chung về sự mất mát ở giữa các môn đệ: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en” (Lc 24:21). Maria Ma-đa-lê-na, ngay tại ngôi mộ trống, đã nói, “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. Các Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đã nói cho các môn đệ của Ngài biết rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ và chịu chết và sẽ sống lại vào ngày thứ ba, nhưng họ không thể hiểu ý nghĩa của những lời này cho đến khi họ diện đối diện với Đức Giêsu phục sinh. Điều đã thay đổi lòng trí họ không phải là một sự gian dối, không phải là sự thành toàn điều ước, không phải là một sự ảo giác hàng loạt, nhưng là kinh nghiệm của họ về một Đức Giêsu phục sinh ở giữa họ.

Nhưng đối với kinh nghiệm về Chúa Giêsu phục sinh, đúng là gây kinh ngạc như chính sự kiện ấy là, thì họ đã phải mở lòng ra cho thực tại về Thiên Chúa đang hành động trong lịch sử, cho thực tại về ơn cứu độ của Thiên Chúa đến với nhân loại ngang qua thân thể tan nát của Đấng bị đóng đinh đã sống lại là một sự sống mới và vĩnh cửu. Nếu có ai đó không tin vào Thiên Chúa, thì thật là sẽ khó để tin rằng Thiên Chúa đã sai con của Ngài hoặc, rõ ràng, là Thiên Chúa có một người con để sai đi. Thậm chí còn hơn thế nữa, nếu ai đó không tin rằng Thiên Chúa hành động trong lịch sử, thì sẽ thật khó để chấp nhận rằng Thiên Chúa đã hành động trong lịch sử bằng việc làm cho người con này sống lại từ cõi chết vì nhân loại.
Các môn đệ đã tin Chúa Giêsu là Đấng Messia, Đấng cứu độ Israel, nhưng khi Ngài bị kết án tử thì họ lại xem lại điều họ đã tin và người mà họ đã theo. Việc xem xét lại đó đã sớm diễn ra trong bối cảnh của các sự kiện làm tan vỡ hết mọi mong đợi của họ, và cuối cùng thì họ cũng có thể thấy được ý nghĩa của sự phục sinh chỉ vì họ đã mở lòng ra cho Thiên Chúa hành động trong lịch sử vì phần rỗi của nhân loại. Biến cố phục sinh gây sốc cho họ đến tận xương tuỷ, nhưng họ tin bởi vì họ kinh nghiệm được sự thật của biến cố ấy. Tất cả điều họ có thể làm là làm chứng cho thực tại về một Đức Giêsu phục sinh ở giữa họ. Đó là tất cả những gì còn lại mà họ có thể thực hiện.

John W. Martens - Một giáo sư liên kết về bộ môn Thần Học tại Đại Học Thánh Toma, St. Paul, Minn.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Tạp Chí America, số ra ngày 14/04/2014 Q. 210, No.13)
Previous Post Next Post