Câu Chuyện Của Giuđa Thôi Thúc Chúng Ta Đầu Phục Đức Kitô

Bài Giảng Trong Nghi Thức Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Của Chúa Giêsu Kitô - Thứ Sáu Tuần Thánh - Cho Giáo Triều Rôma 18/04/2014

Trong lịch sử mang tính nhân loại và thánh thiêng của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, có những câu chuyện nhỏ về những người đàn ông và phụ nữ bước vào tia sáng hoặc bóng tối của cuộc khổ nạn ấy. Câu chuyện bi kịch nhất là câu chuyện của Giuđa Iscariot. Đó là một trong số các sự kiện đã chứng thực cùng với sự nhấn mạnh bình đẳng bởi một trong bốn Tin Mừng và trong toàn bộ phần còn lại của Tân Ước. Cộng đồng Kitô hữu tiên khởi suy tư rất nhiều về tai nạn này và chúng ta cũng sẽ thật thiếu sót nếu thực hiện điều ngược lại. Câu chuyện này có nhiều điều để nói cho chúng ta.
Giuđa đã được chọn từ lúc ban đầu để trở thành một trong số Mười Hai. Trong việc thêm tên ông vào trong danh sách các tông đồ, Thánh Sử Luca nói rằng, “Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội” (Lc 6:16). Do đó, Giuđa không được sinh ra đã là kẻ phản bội và cũng không phải là một kẻ phản bội ngay tại thời điểm mà Chúa Giêsu chọn ông; hắn trở thành một kẻ phản bội! Chúng ta đang đứng trước một trong những thẩm kịch tăm tối nhất của quyền tự do của con người.
Tại sao hắn lại trở thành một kẻ phản bội? Không quá lâu trước đây, khi đề tài về một “Đức Giêsu cải cách” đang thịnh hành, thì người ta cố gắng để gán những động cơ mang tính lý tưởng cho hành động của Giuđa. Một số người thấy ở trong tên của hắn “Iscariot” một sự đổ vỡ của một sicariot, nghĩa là hắn thuộc về một nhóm những người nhiệt thành cực đoan những người sử dụng một kiểu dao găm chống lại người La Mã; những người khác lại nghĩ rằng Giuđa đã bị thất vọng vì cách thế mà Chúa Giêsu đã đặt để đối với khái niệm “Nước Thiên Chúa” và muốn bắt dùng tay của Ngài để chống lại dân ngoại ở cấp độ chính trị. Đây chính là Giuđa về một kiểu Siêu Sao âm nhạc nổi tiếng Giêsu và về những bộ phim và tiểu thuyết gần đây – một Giuđa giống giống như một kẻ phản bội nổi tiếng nào đó vốn là hậu duệ của hắn, Brutus, kẻ đã giết hoàng đế Julius Caesar để cứu nền Cộng Hoà Rôma!
Những điều này là những tái kết cấu lại cần được tôn trọng khi chúng mang thêm một vài giá trị văn chương hoặc nghệ thuật, nhưng chúng lại không có bất cứ một nền tảng lịch sử nào. Các Sách Tin Mừng – những nguồn đáng tin cậy duy nhất mà chúng ta có về nhân vật Giuđa – nói về một động cơ thực dụng hơn: tiền. Giuđa đã được giao phó nắm quỹ chung của nhóm; nhân dịp xức dầu của Chúa Giêsu ở Bê-ta-nia, Giuđa đã kháng cự lại việc lãng phí dầu thơm quý mà cô Maria đã đổ lên chân Chúa Giêsu, không phải bởi vì hắn yêu thích người nghèo nhưng, như Thánh Gioan nói, “nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (Ga 12:6). Đề xuất của hắn đối với các vị thượng tế thật rõ ràng: "Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu." Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc” (Mt 16:15).
Nhưng tại sao người ta lại ngạc nhiên về cách giải thích này, phải chăng là nó quá tầm thường? Thần tài, tiền bạc, không chỉ là một ngẫu tượng trong số nhiều ngẫu tượng: nó là một ngẫu tượng tuyệt đối, nghĩa bóng là “một tượng thần” (x. Xh 34:17). Và chúng ta biết tại sao đây lại là vấn đề. Ai là cách khách quan, nếu không muốn nói là chủ quan (thực ra, không có ý định), là kẻ thù thực sự, là đối thủ đối với Thiên Chúa, trong cái thế giới này? Satan? Nhưng không ai lại quyết định phục vụ Satan mà không có một động cơ. Bất cứ ai phục vụ nó đều làm thế bởi vì họ tin rằng họ sẽ đạt được một vài quyền lực hoặc lợi lộc tạm thời từ nó. Chúa Giêsu nói cho chúng ta cách rõ ràng ai là vị thầy khác, kẻ phản Thiên Chúa, là: "Không ai có thể làm tôi hai chủ,… Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6:24). Tiền là một “thần hữu hình” đối nghịch với Thiên Chúa thật là Đấng vô hình.
Thần tài là một phản-Thiên Chúa bởi vì nó tạo ra một vũ trụ tinh thần thay thế; nó chuyển hướng mục đích các nhân đức đối thần. Đức tin, đức cậy, và đức mến không còn dành cho Thiên Chúa nữa mà là cho đồng tiền. Một sự hoán đổi nham hiểm của tất cả các giá trị diễn ra. Kinh Thánh nói rằng, “Mọi sự đều có thể đối với người tin” (Mc 9:23), còn thế gian thì nói, “Mọi sự đều có thể đối với những ai có tiền”. Và ở một mức độ nào đó, tất cả mọi sự kiện đều minh chứng điều đó.
Kinh Thánh nói, “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tm 6:10). Đằng sau mọi tội ác của xã hội là đồng tiền, hoặc ít nhất thì đồng tiền cũng góp phần trong đó. Đó chính là thần Mô-léc mà chúng ta gợi nhớ đến từ Kinh Thánh mà vì thần này mà các con trai và con gái bị sát tế làm lễ thiêu (x. Gr 32:35) hoặc thần Aztec vì nó mà mỗi ngày người ta hiến tế một số lượng nhất định các quả tim. Điều nằm phía sau các tập đoàn thuốc phiện đang huỷ diệt quá nhiều mạng sống con người, đằng sau hiện tượng của tổ chức mafia, đăng sau sự tham nhũng chính trị, đằng sau việc sản xuất và bán vũ khí, và thậm chí đằng sau – thật là một điều kinh tởm để đề cập ở đây – việc bán các cơ phận nội tạng người được lấy từ các trẻ em? Và sự khủng hoảng tài chính mà thế giới đang phải trải qua và rằng đất nước này vẫn đang phải trải qua, liệu rằng đó không phải là đa phần do bởi “cơn đói đáng nguyền rủa về vàng” thuộc về một số người sao? Giuđa bắt đầu bằng việc biển thủ tiền từ quỹ chung. Điều này có nói gì về một số người quản lý nhất định của các quỹ chung? 
Nhưng ngoài những đường lối tội ác của việc đạt được tiền, thì chẳng phải cũng nói về một sự bê bối rằng một số người có được đồng lương và thu được hoa lợi mà đôi khi cao gấp 100 lần những người đang làm việc cho họ và rằng họ lên giọng để phản đối khi một bản đề xuất đặt ra để cắt giảm lương của họ xuống vì lợi ích cho một sự công bằng lớn lao hơn chăng?
Vào những năm 1970 và 1980 ở Ý, để giải thích những cuộc đảo chính không mong đợi, những thế lực ngầm, khủng bố, và tất cả mọi loại bí nhiệm gây bối rối cho đời sống của người công dân, người ta bắt đầu hướng đến một ý niệm bán thần thoại về sự hiện hữu của một “Bố Già có quyền thế”, một nhân vật thông minh và quyền lực người điều khiển mọi hoạt động phía sau bức màn che cho những mục tiêu mà chỉ mình ông biết. “Bố Già” quyền thế này thực sự tồn tại và không phải là một thần thoại; tên của nó là Đồng Tiền! 
Giống như tất cả mọi ngẫu tượng, tiền thật là giả trá và gian dối: nó hứa hẹn một sự an toàn và thực ra nó lấy đi sự an toàn; nó hứa hẹn sự tự do nhưng thực ra nó lại phá huỷ tự do. Thánh Phanxicô, với một sự nghiêm trọng vốn không phải là nét riêng đối với Ngài, mô tả kết cục cuộc sống của một người sống chỉ để làm gia tăng “tiền của” của người ấy. Cái chết đến gần, và vị linh mục được mời đến. Vị linh mục hỏi người sắp chết, “Ông có muốn tha thứ hết mọi tội lỗi?” và người ấy trả lời, “Có”. Rồi vị linh mục hỏi, “Ông có sẵn sàng sửa sai mọi điều ông đã làm, phục hồi lại những gì ông đã gian lận của người khác?” Người sắp chết trả lời, “Tôi không thể”. “Tại sao ông không thể?” “Bởi vì tôi đã để lại hết mọi sự vào tay họ hàng và bạn hữu của tôi rồi”. Và rồi ông chết mà không có sự ăn năn, và thân xác ông vừa đủ lạnh khi các thân hữu và bạn hữu nói, “Khốn cho hắn! Lẽ ra hắn có thể kiếm được nhiều hơn nữa để lại cho chúng ta, nhưng hắn lại không làm”.
Vào những ngày này biết bao lần chúng ta đã phải nghĩ về lời kêu gọi của Chúa Giêsu nói về người giàu có trong dụ ngôn vốn làm kho lẫm chất chứa những của cải giàu có bất tận của ông và nghĩ rằng ông đã an toàn để tận hưởng phần đời còn lại của mình: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12:20).
Con người đặt vào trong các lãnh vực của trách nhiệm những con người không còn biết ở trong ngân hàng nào hoặc thiên đường tiền tệ nào tích trữ những khoản tham nhũng của họ đã phải đối diện chính bản thân họ ở nơi vành móng ngựa hoặc ở trong lao tù chỉ khi nào họ chuẩn bị nói với chính họ, “Tận hưởng thôi, linh hồn tôi hỡi!”. Họ làm điều ấy là vì ai? Điều ấy có xứng đáng không? Họ có làm vì phần ích của con cái và gia đình họ, hoặc đảng phái của họ, nếu đó là điều mà họ đang thực sự tìm kiếm? Thay vào đó liệu họ có đang phá huỷ chính bản thân họ và những người khác. 
Sự phản bội của Giuđa tiếp tục đi vào trong suốt dòng lịch sử, và người bị phản bội luôn luôn là Chúa Giêsu. Giuđa bán cái đầu, trong khi đó những kẻ nối gót hắn bán cái thân, bởi vì những người nghèo là thân mình của Đức Kitô, bất luận là họ biết điều đó hay không. “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40). Tuy nhiên, sự phản bội của Giuđa không chỉ tiếp diễn trong những kiểu hoàn cảnh cao cấp như tôi đã đề cập ở trên. Thật là dễ chịu cho chúng ta khi nghĩ như thế, nhưng đó chưa phải là tình huống. Bài giảng mà Cha Fr. Primo Mazzolari giảng vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 1958, về “Người Anh Em Giuđa Của Chúng Ta” vẫn nổi tiếng.  Ngài nói với một số các giáo dân đang ngồi trước mặt Ngài, “hãy cho phép tôi nghĩ về Giuđa kẻ ở trong tôi ngay lúc này, về một Giuđa mà có lẽ cũng ở trong các bạn nữa”.  
Người ta có thể phản bội Chúa Giêsu vì khoản tiền 30 đồng bạc khác. Một người phản bội vợ mình, hoặc một người vợ phản bội chồng mình, thì cũng phản bội Đức Kitô. Người thừa hành của Thiên Chúa người không trung tín với tìn trạng của mình trong cuộc sống, thì thay vì nuôi dưỡng đàn chiên đã uỷ thác cho ông lại nuôi dưỡng chính mình, phản bội Chúa Giêsu. Bất cứ ai phản bội lại lương tâm của họ thì phản bội Chúa Giêsu. Thậm chí tôi có thể phản bội Ngài ngay lúc này đây – và điều đó khiến tôi run sợ - nếu trong khi rao giảng về Giuđa tôi lại bận tâm về sự tán đồng của người nghe hơn là dự phần vào nỗi thống khổ cùng cực của Đấng Cựu Chuộc. Có một hoàn cảnh làm giảm bớt ở trong trường hợp của Giuđa mà tôi không có. Hắn không biết Chúa Giêsu là ai và xem Ngài chỉ như là “một người công chính”; hắn không biết, cũng như chúng ta không biết rằng, Ngài là Con Thiên Chúa.  
Mỗi năm đều có Mùa Phục Sinh, tôi lại muốn nghe bản “Bài Thương Khó Theo Tin Mừng Thánh Mátthêu” của Bach. Nó gồm một chi tiết khiến tôi rùng mình mỗi khi nghe. Ngay tại khúc thông báo về sự phản bội củ Giuđa, tất cả các môn đệ đều hỏi Chúa Giêsu, “Có phải con không, thưa Thầy?” Trước khi cho người nghe biết được câu trả lời của Chúa Giêsu, thì nhà soạn nhạc – xoá đi khoảng cách giữa sự kiện và sự hồi tưởng của nó – thêm vào một đoạn hợp xướng bắt đầu thế này: “Đó là tôi; Tôi là kẻ phản bội! Tôi cần phải thực hiện việc kết thúc tội lỗi của tôi”. Giống như các đoạn hợp xướng trong bản nhạc này, nó diễn tả các tình cảm của người đang nghe. Nó cũng là một lời mời gọi cho chúng ta để thực hiện việc xưng thú tội lỗi của chúng ta.
Tin Mừng mô tả cái kết khủng khiếp của Giuđa, Bấy giờ, Giu-đa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục  mà nói: "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan." Nhưng họ đáp: "Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!" Giu-đa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ” (Mt 27:3-5). Nhưng chúng ta đừng vội phán xét ở đây. Chúa Giêsu chưa bao giờ bỏ rơi Giuđa, và không ai biết, sau khi hắn treo cổ trên cây với một sợi dây thừng quanh cổ mình, thì hắn kết thúc ở đâu: trong tay Satan hay trong tay của Thiên Chúa. Ai có thể nói điều gì thôi thúc trong tâm hồn hắn trong suốt những giây phút cuối cùng này? “Bạn hữu” là từ sau cùng mà Chúa Giêsu nói với hắn, và hắn có lẽ sẽ không quên lời ấy, cũng như hắn không thể nào quên được cái nhìn của Chúa Giêsu.
Đúng thật là khi cầu nguyện cùng Chúa Cha cho các môn đệ thì Chúa Giêsu đã nói về Giuđa “Không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng” (Ga 17:12). Nhưng ở đây, cũng như ở nhiều nơi khác, Ngài nói từ cách tiếp cận của thời gian chứ không phải về sự vĩnh cửu. Tầm cỡ của sự phản bội này tự một mình nó đã đủ, không cần phải xem xét đến sự thất bại là vĩnh cửu, để giải thích một câu nói kinh khiếp khác về Giuđa: “Đã hẳn, Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!” (Mc 14:21). Định mệnh vĩnh cửu của một con người là một bí mật bất khả xâm phạm được Thiên Chúa giữ kín. Hội Thánh khẳng định rằng một người nam hay nữ được tuyên xưng là một vị thánh thì đang kinh nghiệm sự phúc lành vĩnh cửu, nhưng Hội Thánh lại không thể tự mình biết chắc chắn là một ai đó cụ thể đang ở dưới địa ngục.
Dante Alighieri, người đặt Giuđa ở tầng sâu nhất của địa ngục trong vở Kịch Hài Thánh, nói về cuộc đàm thoại vào phút cuối của Manfred, con của Vua Frederick II và vua xứ Sicily người mà vào lúc ấy mọi người đều coi là bỏ đi vì ông ta chết như một người đã bị vạ tuyệt thông. Bị tử thương trong một trận chiến, ông thổ lộ trong một bài thơ trong giây phút cuối cùng của đời ông, “…khóc than, tôi trao phó linh hồn tôi/cho Ngài Đấng sẵn lòng ban ơn tha thứ” và ông gửi một thông điệp từ Lửa Luyện Tội cho trái đất vốn có giá trị đối với chúng ta:
Bản chất tội lỗi của tôi thật là khủng khiếp
nhưng lòng thương xót vô biên lại vươn cánh tay ra cho bất kỳ ai đến tìm kiếm nó.
Đây là điều mà câu chuyện về người anh em của chúng ta Giuđa thôi thúc chúng ta thực hiện: hãy trao hiến bản thân chúng ta cho Đấng tha thứ cách nhưng không, hãy đặt chính bản thân chúng ta một trật vào trong cánh tay vươn ra của Đấng Chịu Đóng Đinh. Điều quan trọng trong câu chuyện về Giuđa không phải là sự phản bội của y mà là sự đáp trả của Chúa Giêsu trước sự phản bội ấy. Ngài biết rõ điều gì đang diễn ra trong tâm hồn của người môn đệ Ngài, nhưng Ngài lại không phơi bày ra điều đó; Ngài muốn cho Giuđa một cơ hội đúng đắn cho đến tận giây phút cuối cùng để quay trở về, và hầu như bảo vệ hắn. Ngài biết tại sao Giuđa lại đến khu vườn trên núi Ôliu, nhưng Ngài không khước từ nụ hôn lạnh lùng của hắn và thậm chí còn gọi hắn là “bạn hữu” (x. Mt 26:50). Ngài tìm kiếm Phêrô sau sự chối bỏ của ông để trao cho ông sự tha thứ, thế nên ai biết được cách thế mà Ngài có thể đã tìm kiếm Giuđa tại một thời điểm nào đó trên đường lên đồi Can-vê! Khi Chúa Giêsu cầu nguyện trên thập giá, "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34), chắc chắn Ngài không loại trừ Giuđa khỏi những người mà Ngài cầu nguyện cho. 
Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ theo ai, Giuđa hay Phêrô? Phêrô đã hối hận về điều ông đã làm, nhưng Giuđa cũng rất là hối hận đến mức phải bật khóc, “Tôi đã phản bội máu vô tội!” và trả lại ba mươi đồng bạc. Thế thì đâu là sự khác biệt? Chỉ trong một điều mà thôi: Phêrô tin tưởng vào lòng thương xót của Đức Kitô, còn Giuđa thì không! Tội lớn nhất của Giuđa không phải ở chuyện phản bội Đức Kitô mà là ở nơi sự hoài nghi lòng thương xót của Ngài.        
Nếu chúng ta đã từng bắt chước Giuđa trong sự phản bội của hắn, một số chúng ta nhiều hơn và một số thì ít hơn, nhưng chúng ta đừng bắt chước sự thiếu niềm tin vào sự tha thứ của hắn. Có một bí tích mà ngang qua đó chúng ta chắc chắn có thể có được kinh nghiệm về lòng thương xót của Đức Kitô: bí tích hoà giải. Thật là tuyệt vời biết bao bí tích này! Thật là ngọt ngào để kinh nghiệm Chúa Giêsu như Vị Thầy, như Thiên Chúa, nhưng thậm chí còn ngọt ngào hơn là kinh nghiệm Ngài như là Đấng Cứu Độ, như là Đấng lôi kéo bạn ra khỏi âm ty, như Ngài đã lôi kéo Phêrô ra khỏi sự chìm trên biển, như là Đấng chạm lấy bạn và, giống như Ngài đã thực hiện với người phong cùi, nói với bạn, "Tôi muốn, anh sạch đi” (Mt 8:3).
Xưng tội cho phép chúng ta kinh nghiệm về chính bản thân mình điều mà Giáo Hội nói về tội của Ađam trong đêm Phục Sinh trong bài “Exultet”: Ôi tội hồng phúc, đã ban cho chúng ta Đấng cứu chuộc rất cao sang!” Chúa Giêsu viết cách để gánh lấy hết tội lỗi của chúng ta, một khi chúng ta xám hối, và biến chúng thánh “tội hồng phúc”, tội mà không còn được nhớ nữa nếu không phải vì để kinh nghiệm được lòng thương xót và sự dịu dàng thánh mà chúng tạo ra cơ hội. 
Tôi có một mong muốn cho bản thân và cho tất cả mọi người ở đây, Quý Cha Đáng Kính, anh chị em: vào sáng Phục Sinh, xin cho chúng ta thức tỉnh và để cho những lời của một sự hoán cải lớn lao trong thời hiện đại, Paul Claudel, vang vọng trong tâm hồn chúng ta:
Lạy Thiên Chúa của con, con đã được hồi sinh, và con lại được ở cùng với Ngài!
Con đã ngủ say, nằm thẳng đơ như một người đã chết trong đêm tối. Ngài nói, “Hãy có ánh sáng!” và con thức dậy cùng với một tiếng khóc than!
Lạy Cha của con, Cha là Đấng đã trao ban cho con sự sống trước cả Bình Minh, con xin đặt chính con vào trong Sự Hiện Diện của Cha.
Tâm hồn con tự do và miệng lưỡi con đã sạch; thân xác con và tinh thần con đang chay tịnh. Con đã được tha hết mọi tội lỗi con, những tội mà con đã xưng thú từng điều một.
Chiếc nhẫn cưới giờ đây đang trên ngón tay con và mặt con đã được rửa sạch. Con giống như một người vô tội trong ân sủng mà Cha đã ban tặng trên con. 
Đây chính là điều mà Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô có thể mang lại cho chúng ta. 
Fr Raniero Cantalamessa
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ News.va)
Previous Post Next Post