Như tựa đề của các cuốn sách cho thấy nội dung của hai cuốn sách này, hai sách các vua thuật lại lịch sử của những vị vua của người Do thái, từ thời Sa-lo-mon tới Giơ-hô-gia-khin. Khi trình thuật bắt đầu, quốc gia là một (1V 1-11). Sau khi Sa-lo-mon qua đời, đất nước bị chia cắt (1V12-22); rồi khi cả hai quốc gia đều bị lưu đày (2V). Các chi tộc phía bắc bị Át-sua bắt giữ 721 BC (1V1-17), và vương quốc phía nam bị Ba-by-lon bắt giữ 586 BC (2V 18-25).
Ít-ra-en là một đất nước được hưởng nhiều phúc lành của Thiên Chúa, tuy nhiên đất nước đã kết thúc với việc bị bỏ rơi và đánh bại. Nguyên nhân là do tội. Sa-lo-mon đã thờ các ngẫu tượng của các quốc gia dân ngoại, và đất nước đã đi theo còn đường này của nhà vua. Chỉ mất có một thế hệ đã làm cho quốc gia sụp đổ và phân chia, khi các ngôn sứ giả và các tư tế tồi dẫn đưa dân đi sai đường. Những nhà lãnh đạo và dân chúng đã không lắng nghe các ngôn sứ của Thiên Chúa và quay về thờ phượng Thiên Chúa đích thực, vì thế chẳng có gì để cho Thiên Chúa thực hiện ngoài trừng phạt dân Ngài như Ngài đã cảnh báo họ (Đnl 28).
Trong suốt bảy tuần qua, chúng ta đã liên tục chiêm ngắm những vị vua trong thời Cựu Ước, chúng ta sẽ thấy rằng rât nhiều trong số những nhà lãnh đạo này đã chẳng kết hiệp với Đấng là Vua Các Vua. Các vị vua này làm ra vẻ bên ngoài họ là những con người uy quyền mạnh mẽ, nhưng thực sự bên trong họ chỉ làm ra vẻ như vậy. Tạ ơn Chúa đã có một số ít các vị vua là những người đã kết hiệp với Thiên Chúa và họ đã làm nên những việc diệu kỳ.
Trong số 39 vị vua sau thời vua Sa-lo-mon mỗi người có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên trong số bốn vị vua điển hình dưới đây có thể đại diện cho tất cả những vị vua khác.
Gia-róp-am(1V 12:1-20; 14:21-31). Ông đã bắt đầu xấu, và kết thúc tồi. Có lẽ đây là những bài học được rút ra từ Gia-róp-am. Hãy cẩn thận khi chọn người để lắng nghe. Chúng ta thích nghe những gì nói hợp với điều mình thích thay vì phải lắng nghe từ những người khôn ngoan và thánh thiện. Hãy cẩn thận với cách thức chúng ta đối xử với những người khác (1V 12:13) “Vua trả lời cứng cỏi với dân”. Có bao nhiêu người quanh ta đang phải vác những gánh nặng nề, họ cần được nghe những lời cảm thông và nâng đỡ, thay vì chỉ trích, xét đoán và cứng cỏi. Hãy cẩn thận với cách ta lãnh đạo vì ta có thể lại những ảnh hưởng xấu trên những người được trao phó cho ta.
Khít-ki-gia (2V 18-20). Ông khởi đầu tốt, và kết thúc xấu. Ông là một con người năng động chứ không phải thụ động. Ông làm những điều công chính trước mặt Thiên Chúa (2V 18:3). Ông cho thấy ông là một người can đảm khi dẹp bỏ những gì đưa dân chúng đến sự tội, khi dẹp bỏ những nơi cao (2V18:4). Ông là một con người cầu nguyện. Lời cầu nguyện đã được Thiên Chúa nhậm lời (2V 19: 35). Ông là người sống có mục đích khi biết khoảng thời gian còn lại của đời mình là mười lăm năm. Bạn sẽ làm gì khi biết mình còn sống trong mười năm nữa ? Tuy nhiên, lòng tự kiêu đã làm cho ông sụp đổ
Mơ-na-se (2V 21-1-8; 2Sbn 33:1-20) đã khởi đầu tồi, và kết thúc tốt. Ông đã làm nhiều điều gây hại đến thanh danh Thiên Chúa và dân Ngài. May mắn, ông đã có một cái kết có hậu. Ông là vị vua cai trị lâu nhất : 55 năm trên ngôi báu. Có thể nhìn cuộc đời của ông ở ba khía cạnh sau.
- Sự thối nát. Ông đã xây dựng lại những đền thờ trên cao, làm những điều xấu xa trước mặt Thiên Chúa (2V 21:2).
- Lưu đày. Bởi vì những việc ông làm đã đưa đến việc bị lu đày.
- Hoán cải và ông đã được tha thứ.Cuộc đời của Mơ-na-se cũng cho chúng ta nhiều bài học về niềm hy vọng. Cho dù chúng ta làm gì, chúng ta sống trong tình trạng tội lỗi bao lâu, chúng ta vẫn được tha thứ và phục hồi.
Giô-si-gia-hu (2Sbn 34-35) khởi đầu tốt và kết thúc có hậu. Ông bắt đầu với một sự cứng cáp trong đời sống thiêng liêng, và càng lớn tuổi ông càng thêm mạnh mẽ. Ông có được những điều đó là do: Ông luôn tìm kiếm Thiên Chúa (2Sbn 34:3). Ông dẹp bỏ những gì gây nên dịp tội cho đất nước. Ông khôi phục lại việc phụng tự và những nơi thờ phượng. Ông khiêm hạ trước Lời Chúa. Ông không chỉ giữ Lời cho riêng bản thân, ông đã muốn tất cả mọi người đề được nghe Lời. Ông đã tái lập lại lễ Vượt qua.
Thực tế, không ai tự cho mình là toàn vẹn, chúng ta đều phá vỡ những chuẩn mực của Thiên Chúa. Cách thức duy nhất để chúng ta phá được lối mòn của tội này, chính là đặt niềm tin và sự tín thác vào Đấng Thiện Hảo là Đức Kitô vua Vũ trụ. Bạn thấy mình giống ai trong số những vị vua nói trên ? Bạn thấy mình thuộc về vương quốc tối tăm của tội hay vương quốc của ánh sang ?
Tags:
Phút dừng chân