TT Mỹ Abraham Lincoln (trái) mơ bị ám sát 2 tuần trước khi bị bắn chết. Văn sĩ Mark Twain (phải) mơ thấy xác người anh ằm trong quan tài chỉ vài ngày trước khi chết trong một vụ nổ. |
Qua tháng 10/1966, cơn mưa lớn làm chất thải tràn xuống làng và thấm vào lớp sa thạch sốp (porous sandstone) ở đồi. Nhưng không ai biết nước lúc đó chảy vào vài vết nứt ngầm và biến chất thải thành than bùn. Ngay sau 9 giờ sáng ngày 21/10, sườn đồi trút xuống 500 tấn chất thải xuống làng ngay trong chốc lát. Dù một số chất thải còn ở lưng chừng đồi, phần nhiều đã đổ vào làng Aberfan và tuôn vào ngôi trường trong làng. Một số học sinh bị trôi sống trong giờ đầu hoặc lúc người ta cứu hộ, nhưng không thấy ai sống sót trồi lên. Tất cả là 116 học sinh và 28 người lớn thiệt mạng trong thảm họa đó.
Tâm lý gia John Barker đến thăm làng ngay hôm sau xảy ra tại họa sạt lở. Từ lâu ông đã quan tâm về sự huyền bí và thắc mắc về bản chất cực độ của các sự kiện ở làng Aberfan, có thể khiến nhiều người có kinh nghiệm về linh cảm (premonition) đối với thảm họa.
Để tìm hiểu, ông đã thu xếp để báo chí hỏi ý độc giả nào nghĩ mình đã biết trước tại họa của làng Aberfan thì đến gặp. Ông nhận được 60 lá thư từ khắp Anh quốc và xứ Wales , hơn 50% trong số họ nói rằng linh cảm rõ ràng đã xảy đến với họ trong giấc mơ. Một trong các kinh nghiệm gây ấn tượng nhất được gởi đến là từ cha mẹ của đứa con 10 tuổi bị chết trong tai họa đó. Trước ngày xảy ra tai họa, con gái họ mơ thấy mình cố gắng đến trường nhưng “không thấy trường ở đó” vì “có vật đen đổ lên trường”.
Một trường hợp khác, bà M.H., một phụ nữ 54 tuổi ở Barnstaple, Devon, nói rằng đêm hôm trước ngày xảy ra tai họa bà đã mơ thấy một nhóm trẻ em bị kẹt trong căn phòng hình chữ nhật. Trong giấc mơ của bà, cuối căn phòng bị chặn bằng vài thanh gỗ và các em phải cố gắng trèo ra ngoài. Còn bà G.E. ở Sidcup , Kent , nói rằng một tuần trước tai họa, bà mơ thấy một nhóm trẻ em la hét vì bị than sạt lở đè lên. Trước tai họa 2 tháng, bà S.B. ở London mơ thấy một ngôi trường trên sườn đồi, đất sạt lở nên các học sinh chết. Và còn nhiều trường hợp khác nữa.
Tin mình thấy tương lai trong giấc mơ là điều rất thường, các cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy có khoảng 1/3 số người trong chúng ta có kinh nghiệm về hiện tượng này vào một lúc nào đó trong đời.
Cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã kể lại giấc mơ bị ám sát chỉ 2 tuần trước khi ông bị bắn chết. Nhà văn Mark Twain đã mơ thấy thi thể người anh (em) nằm trong quan tài chỉ vài tuần trước khi ông chết trong một vụ nổ. Còn Charles Dickens mơ thấy một phụ nữ mặc áo đỏ, gọi là cô Napier không lâu trước khi được một cô gái quàng khăn đỏ đến thăm và tự giới thiệu là Napier.
Điều gì có thể giải thích các sự kiện lạ lùng này? Những người có giấc mơ tiên tri có thực sự có ý niệm lờ mờ về những gì sẽ xảy ra? Có thể coi ngày mai là hôm nay? Đó chỉ có trong thế kỷ trước hoặc các nhà nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề.
Trong thập niên 1950, tâm lý gia tiên phong Eugene Aserinsky, người Mỹ, đã mở đường cho một khoa học mới về giấc mơ. Ông chứng tỏ việc đánh thức một người sau khi họ trải qua một thời gian trong trạng thái REM – trạng thái thay đổi về sinh học mà trong đó có chuyển động mắt nhanh với nhịp thở và nhịp tim không đều – rất có thể tạo kết quả là họ có giấc mơ.
Nhiều thập niên liên tiếp đã có nhiều hiểu biết quan trọng. Hầu như mọi người đều mơ thấy màu sắc. Dù một số giấc mơ kỳ dị, nhiều giấc mơ liên quan công việc hằng ngày như rửa chén, viết giấy thuế, hoặc hút bụi nhà cửa. Nếu bạn lén đến gần người đang mơ và chơi nhạc nhè nhẹ, bật đèn sáng vào mặt họ hoặc xịt nước, rất có thể họ kết hợp sự kích thích thành giấc mơ.
Tuy nhiên, có thể sự khám phá quan trọng nhất của cuộc nghiên cứu này là bạn mơ nhiều hơn bạn tưởng. Các khoa học gia về giấc ngủ mau chóng phát hiện rằng người ta trung bình mơ 4 lần mỗi đêm. Ggiấc mơ xảy ra khoảng 90 phút một lần, và mỗi giác mơ kéo dài khoảng 20 phút. Lúc đó người ta quên phần nhiều các tình tiết khi bạn thức giấc, làm cho bạn ấn tượng ít hơn về giấc mơ. Trường hợp ngoại trừ duy nhất đối với quy luật này xảy ra khi bạn đột nhiên thức giấc khi đang mơ. Lúc đó, thường thì bạn sẽ nhớ điểm chính của giấc mơ và có thể có cả một số chi tiết. Nhưng nếu giấc mơ không thực sự ấn tượng, bạn sẽ mau quên.
Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể làm tăng khả năng nhớ giấc mơ. Trong quá trình tương tự với sự liên tưởng từ ngữ, ngẫu nhiên xảy ra khi bạn thức, có thể làm bạn nhớ. Hãy tưởng tượng 3 đêm mơ bị quấy rầy. Đêm thứ nhất, bạn đi ngủ sau một ngày làm việc cực nhọc. Suốt đêm đó, bạn qua nhiều giai đoạn của giấc ngủ và có vài giấc mơ.
Lúc 7g10 sáng, não lại bật thành hành động và cho bạn thấy tình tiết khác hoàn toàn hư cấu. Và 20 phút sau, bạn thấy mình đến một nhà máy làm kem và té vô thùng lớn chứa trái mâm xôi, đồng hồ đổ chuông báo thức và bạn thức giấc với những mảnh tình tiết về nhà máy và kem mâm xôi lởn vởn trong đầu bạn.
Đêm thứ hai, bạn có vài giấc mơ. Lúc 2g sáng, bạn có giấc mơ khá xấu là bạn đang lái xe dọc con đường tối tăm. Bạn thấy Eric Chuggers, ngôi sao nhạc rock mà bạn hâm mộ, ngồi ở ghế hành khách. Bất ngờ một con nhái to màu đỏ tía nhảy phía trước đầu xe, bạn vội tránh con nhái nhưng xe lao đâm vô gốc cây. Trở về thực tại, bạn tỉnh giấc mơ với trí nhớ mơ hồ về Eric Chuggers, về con nhái, về gốc cây và về cái chết đang đe dọa.
Đêm thứ ba, lúc 4g sáng, bạn có giấc mơ khá đau buồn. Đó là một chuyện kỳ lạ, bạn phải lồng tiếng cho một bộ phim Oompa Loompa của Charlie và The Chocolate Factory theo bản mới. Thức giấc vào buổi sáng, hãy mở radio và buồn vì Eric Chuggers chết vì tai nạn giao thông trong đêm đó. Theo tường trình, anh ta lái xe tránh một xe khác nên bị lạc tay lái và đụng vào cột đèn. Tin này lan nhanh, và giấc mơ về tai nạn xe xuất hiện trong giấc mơ. Bạn quên giấc mơ kem mâm xôi và phim Oompa Loompa. Thay vào đó, bạn nhớ giấc mơ có vẻ hợp với các sự kiện trong thực tế và thế là bạn tin mình có khả năng tiên tri.
Chuyện không dừng lại ở đó. Vì các giấc mơ thường có chút kỳ lạ nên dễ bị bóp méo cho hợp với các sự kiện xảy ra. Thực tế thì Chuggers không lái xe, không tông vào gốc cây và tai nạn không liên quan con nhái nọ. Tuy nhiên, một con đường nào đó giống như đường phố, và cột đèn hơi giống gốc cây. Còn con nhái to kia thì sao?
Có thể đó là biểu tượng về điều bất ngờ, như chiếc xe xoay ngang đường. Hoặc có thể album kế tiếp của Chuggers sắp có con nhái ở vỏ đĩa. Hoặc anh ta có thể sẽ mặc chiếc áo sơ-mi màu đỏ tía lúc bị tông xe.
Nếu bạn có óc sáng tạo và muốn tin mình có nối kết huyền bí với Chuggers quá cố, nhiều khả năng thích hợp bị giới hạn chỉ nhờ óc tưởng tượng của mình. Bạn có nhiều giấc mơ và gặp nhiều sự kiện. Đa số giấc mơ không liên quan các sự kiện, và bạn quên hết.
Tuy nhiên, thi thoảng vẫn có một giấc mơ tương tự một sự kiện nào đó. Khi điều này xảy ra, bạn rất dễ nhớ giấc mơ và tin đó là điềm báo tương lai. Trong thực tế, đó chỉ là quy luật về tính khả dĩ đối với công việc. Lý thuyết này cũng giúp giải thích một điểm khá gợi tò mò về giấc mơ tiền nhận thức (pre-cognitive dreaming).
Đa số các linh cảm liên quan nhiều điều buồn và bất hạnh. Nhiều người thường mơ thấy các nhà lãnh đạo trên thế giới bị ám sát, mơ thấy dự đám tang người bạn thân, mơ thấy máy bay rơi, và mơ thấy chiến tranh. Người ta ít khi nói về việc mơ lơ mơ thấy tương lai và thấy ai đó hạnh phúc trong ngày đám cưới hoặc được thăng chức.
Các khoa học gia phát hiện khoảng 80% giấc mơ xa với sự ngọt ngào, mà chỉ toàn là điều tiêu cực. Do đó, ai tín rất khác hỉ tín nên khó nhớ, như vậy để giải thích lý do quá nhiều giấc mơ tiền nhận thức liên quan việc linh cảm về sự chết và tai họa.
Trước đây tôi đã diễn tả cách John Barker thấy 60 người có vẻ biết trước tai họa ở làng Aberfan. Trong 36 trường hợp của Barker, những người không có chứng cớ là những người không mơ thấy tai họa. Những người này có thể đã có nhiều giấc mơ khác trước khi nghe nói về làng Aberfan, và rồi họ chỉ nhớ và kể lại một giấc mơ hợp với tai họa kia. Không chỉ vậy mà còn thiếu chứng cớ lúc mơ mà họ có thể đã vô tình bóp méo giấc mơ cho hợp với các sự kiện. Bóng đen mơ hồ có thể là than, các căn phòng có thể là lớp học, sạt lở đất có thể là một thung lũng ở vùng Wales .
Dĩ nhiên, những người tin vào điều huyền bí có thể tranh luận rằng đôi lúc họ tin khi người ta kể cho bạn bè và gia đình nghe về một giấc mơ nào đó, hoặc viết trong nhật ký, và rồi thấy hợp với các sự kiện thực tế.
Cuối thập niên 1950, các nhà nghiên cứu phát hiện các giấc mơ của chúng ta không chỉ ảnh hưởng bởi các sự kiện xảy ra xung quanh mà còn thường phản ánh những điều chúng ta đang lo nghĩ. Điều này có thể giải thích một trong các ví dụ gây ấn tượng nhất của cái được coi là tiền nhận thức về tai họa ở làng Aberfan.
Chúng ta nghe nói một trong các em gái chết sau đó đã nói với cha mẹ rằng nó mơ thấy “vật đen” ập xuống trường và trường không còn ở đó. Vài năm trước khi xảy ra tai họa, chính quyền địa phương đã quan ngại về việc di dời số chất thải trên các ngọn đồi nhưng bị làm ngơ.
Ba năm trước khi xảy ra tai họa, một kỹ sư đã viết thư cho chính quyền bày tỏ mối quan ngại của ông – và viết cho cả cư dân địa phương – về việc than bùn ở phía trên nhà trường. Không ai biết chắc chắn, nhưng có thể giấc mơ của em gái kia có thể đã phản ánh mối lo âu sau khi nghe người lớn bàn tán. Còn 23 trường hợp khác mà người ta đưa ra chứng cớ rằng họ mô tả giấc mơ, không có vẻ phản ánh mối lo âu và quan ngại, trước khi tai họa xảy ra thì sao? Để nghiên cứu, chúng ta cần rời xa khoa học về giấc ngủ và đi vào thế giới thống kê.
Hãy nhìn kỹ hơn vào những con số liên quan những kinh nghiệm có vẻ siêu nhiên này. Trước hết, hãy chọn một người bất kỳ ở Anh và tên anh ta là Brian. Sau đó, chúng ta tạo vài giả định về Brian. Cứ cho rằng Brian mơ hằng đêm từ lúc 15 tuổi tới lúc 75 tuổi. Mỗi năm có 365 ngày, vậy trong 60 năm đó Brian sẽ trải qua 21.900 đêm mơ. Cứ cho rằng một sự kiện như tai họa làng Aberfan sẽ chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi thế hệ, và ngẫu nhiên xảy ra trong một ngày nào đó.
Bây giờ chúng ta giả định Brian sẽ nhớ mình mơ về một sự kiện kinh hoàng liên quan tai họa như thế chỉ 1 lần trong đời anh ta. Cơ hội Brian có giấc mơ “tai họa” vào đêm trước khi tai họa thực sự xảy ra chỉ khoảng 1/22.000.
Tuy nhiên, ở đây có một chút “lén lút”. Trong thập niên 1960, có khoảng 45 triệu người ở Anh, và chúng ta hy vọng có một người trong mỗi 22.000, hoặc khoảng 2.000 người, có “kinh nghiệm vui” đó trong mỗi thế hệ. Quy luật được biết đến là Luật Đa Số (Law of Large Numbers), cho rằng các sự kiện bất thường có thể xảy ra khi có nhiều cơ hội đối với sự kiện đó.
Ví dụ của chúng ta chỉ liên quan những người mơ thấy tai họa ở làng Aberfan. Trong thự tế, những điều xui xẻo quốc nội và quốc ngoại xảy ra hầu như hằng ngày. Rơi máy bay, sóng thần (tsunamis), giết người hàng loạt, động đất và vân vân… Cứ cho rằng người ta mơ về điều bất hạnh và u sầu rất thường xuyên thì con số đó cứ tăng lên và có những điều tiên báo là điều không thể tránh khỏi.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ DailyMail.co.uk)
Tags:
khoa học