TRUYỆN TÍCH 81 :
Xuyên qua 4 lý luận trên đây, ta thấy Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sanh, dang khi sanh, và sau khi sanh, như Tín Điều đã được Công Đồng Laterano tuyên bố năm 649 dưới thời Đức thánh Giáo Hoàng Martino l: “Đức Mẹ sinh nở chẳng nhơ nhớp, thân xác vốn tinh tuyền. Sau khi sanh nở, Ngài vẫn trọn đời đồng trinh “. Như vây khi lần chuỗi Mân Côi chúng ta hằng đọc: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, ĐCT ở cùng Bà”. Chữ “đầy ơn phúc” còn có nghĩa là tuyệt hảo, trọn vẹn tinh tuyền. Nếu Đức Mẹ không còn đồng trinh sau này, thì làm sao gọi Đức Mẹ “đầy ơn phúc” được. Nều Đức Mẹ không còn đồng trinh, thì Đức Mẹ còn thua kém cả đến 1 nữ tu đồng trinh ở trong nhà dòng nữa. Khi ta lần chuỗi Mân Côi, tức là chúng ta luôn luôn xưng tụng Đức Mẹ là Đấng trọn đời đồng trinh sạch sẽ.
Chuỗi hạt Mân Côi với Bí Tích Thánh Thể
Các màu nhiệm ánh sáng: (Đây là phần quan trọng của Tông Thư)
Chuỗi hạt Mân Côi với Tín Điều Đức Mẹ trọn đời đồng trinh
Phải nói bài này rất dài và rất quan trọng, vì phe chống đối Đức Mẹ đồng trinh đã đưa ra những lập luận hết sức nguy hiểm .Vậy nếu chúng ta không đọc kỹ, và nghiên cứu vấn đề thật chính xác. Có thể ngay những người công giáo, cũng có thể ngờ vực là Đức Mẹ không đồng trinh. Sau này Đức Mẹ sinh ra nhiều người con khác nữa. Họ dựa vào câu Phúc âm sau đây để cắt nghĩa là Đức Chúa Jesu có nhiều anh chị em khác. Phúc Âm thánh Matthieu đoạn 13, câu 46-54, nói rằng: Chúa Jesu về quê hương và dạy dỗ trong nhà hội, ai nghe cũng lấy làm lạ, mà rằng: bởi đâu mà người này được khôn ngoan thông thái và làm những phép lạ. Có phải là con ông thợ mộc chăng? Mẹ người có phải là bà Maria, và anh em người là Jacques, Joseph, Simon và Juda chăng? Anh chị em người đều ở giữa chúng ta. Rồi họ cứ khăng khăng dựa vào chữ “anh em” “chị em” để xác quyết Đức Chúa Jesu còn có anh chị em ruột. Đúng ra thì bài này chỉ có liên quan đến chuỗi hạt Mân Côi. Nhưng nếu không lập luận vững chắc, thì e có nhiều người cũng có vẻ như đồng thuân với lý luận kể trên, rồi không sao giúp người ta tìm hiểu sự thật được. Cho nên chúng tôi xin đưa ra những lý luận sau đây, để chứng minh Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sanh , đang khi sinh, và sau khi sinh.
1- Theo thánh Luca: “Trong khi 2 ông bà ở đó. Maria đã đủ ngày đầy tháng, Bà sinh con đầu lòng, lấy khăn bọc, và đặt trong máng…(Luca 2,1-20). Đã sinh con đầu lòng, thì ĐGJ không có anh hoặc có chị. Vậy danh từ “anh chị em” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ bà con họ hàng.
2- Khi tắt thở trên thánh giá. Chúa Jesu thấy Mẹ Người và Joan, môn đệ yêu quý, thì ĐCJ phán rằng “ Hỡi Mẹ, Joan là con Mẹ.” Đoạn nói cùng Joan: “Hỡi Joan, Bà là Mẹ con”. Từ đó sau khi Chúa về Trời, thì thánh Joan đã vâng lệnh Chúa Jesu, rước Đức Mẹ vế nhà mình phụng dưỡng như mẹ ruột. Vậy thử hỏi: nếu Đức Mẹ có nhiều con trai, con gái khác , thì hà tất gì mà ĐCJ lại trao mẹ mình cho thánh Joan, mà không để các anh, các chị khác nuôi dưỡng.?
3- Khi hiện ra ở Lộ Đức, Đức Mẹ đã nói với Bernadetta: “Ta là Nữ Vương Vô nhiễm nguyên tội”. Chữ Vô nhiễm ở đây, có nghĩa là không vướng mắc 1 chút tì ố nào, dù là khuyết điểm nhỏ bé nhất. Chữ Vô nhiễm còn có nghĩa là hoàn toàn tuyệt đối trong sạch từ tâm hồn đến thể xác. Vậy nếu thể thể xác mà bi ô uế, thì làm sao mà Vô Nhiễm được.
4- 1 ngụy thuyết khác cho rằng: Đức Mẹ chỉ đồng trinh khi sanh ĐCJ. Sau này Bà không còn đồng trinh nữa. Không lẽ Chúa quyền phép vô cùng, lại chỉ bảo vệ cho mẹ mình đồng trinh khi sanh ra mình, rồi sau này lại mất đồng trinh hay sao? Nói như vậy là hoàn toàn vô lý, xúc phạm đến Đức Chúa Thánh thần, phủ nhận quyền phép cao cả của ThiênChúa.
Xuyên qua 4 lý luận trên đây, ta thấy Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sanh, dang khi sanh, và sau khi sanh, như Tín Điều đã được Công Đồng Laterano tuyên bố năm 649 dưới thời Đức thánh Giáo Hoàng Martino l: “Đức Mẹ sinh nở chẳng nhơ nhớp, thân xác vốn tinh tuyền. Sau khi sanh nở, Ngài vẫn trọn đời đồng trinh “. Như vây khi lần chuỗi Mân Côi chúng ta hằng đọc: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, ĐCT ở cùng Bà”. Chữ “đầy ơn phúc” còn có nghĩa là tuyệt hảo, trọn vẹn tinh tuyền. Nếu Đức Mẹ không còn đồng trinh sau này, thì làm sao gọi Đức Mẹ “đầy ơn phúc” được. Nều Đức Mẹ không còn đồng trinh, thì Đức Mẹ còn thua kém cả đến 1 nữ tu đồng trinh ở trong nhà dòng nữa. Khi ta lần chuỗi Mân Côi, tức là chúng ta luôn luôn xưng tụng Đức Mẹ là Đấng trọn đời đồng trinh sạch sẽ.
Lời bàn : Như vậy, khi ta lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, là chúng ta luôn suy tưởng đến 4 Tín Điếu cao trọng của Đức Mẹ. Còn gì cao sang hữu hiệu hơn, khi ta đọc kinh Mân Côi là ôn cả toàn bộ cuốn Tân Ước, và cả 4 Tín Điều về Đức Mẹ. Chúng ta cũng nên nhớ 1 điều duy nhất rằng: Chỉ có Đức Mẹ mới có các Tín Điều. Còn ngoài ra không có 1 vị thánh nào, dù cao trọng đến đâu, như thánh cả Juse, cũng không được ban bố 1 tín điều nào cả. Như vậy Đức Mẹ chỉ có đứng dưới hàng Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi. Do đó, đối với Đức Mẹ chúng ta không tôn kính bình thường như các thánh, mà phải gọi là : Biệt Kính”
TRUYỆN TÍCH 82 :
Chuỗi hạt Mân Côi với thánh nữ Teresa Hài Đồng Jesu.
Sinh hạ trong 1 gia đình đạo đức năm 1874. Lúc 4 tuổi, mồ côi mẹ. Các chi săn sóc thay thế mẹ. Lúc lên 14 tuổi, chị xin vào dòng kín Camelo ở Lisieux. 9 năm tu trong dòng là gần 9 năm bị bệnh liên tục. Nhìn thấy sự yếu đưối của mình, chị hoàn toàn phó thác cho tình yêu Thiên Chúa, như 1 con nhỏ trong cánh tay của mẹ nó. Chị qua đời năm 1897. 28 năm sau, được tôn phong hiển thánh năm 1925. Danh tiếng của chị lan toả cùng trái đất. Do đó mà nhà dòng kín Lisieux trở nên trung tâm hành hương lôi kéo rất nhiều người. Ngày nay bà được Hội Thánh chỉ định làm quan thày các xứ truyền giáo. Khi phong thánh cho thánh Nũ Teresa Hài Đồng Jesu, ĐGH Pio Xl đã nói: Công nghiệp bà thánh Teresa cũng không thua kém công nghiệp Thánh Phanxico Xavier, đả sang phương đông giảng đạo. Thánh nữ Teresa Hài Đồng Jesu là 1 vị thánh rất nhỏ, mà lại rất lớn. Nhỏ là vì Bà chỉ vào tu trong dòng kín Lisieux có 9 năm, thì bà qua đời năm 1897, cũng tại dòng kín Lisieux. Rất lớn, là bà có ý chí chinh phục những người ngoại trở về với Thiên Chúa.
Bà hằng ước ao được sang phương đông, tu tại 1 nhà dòng kín nào đó, để cầu nguyên cho các người ngoại được sớm nhận biết Chúa chân thật. Cho nên bà đã có ý nguyện xin cho được sang Đông Dương, vào tu trong 1 nhà dòng kín ở Hà nội, để được cầu nguyên. Nhưng ước vọng không thành, vì bệnh lao phổi của Bà càng ngày càng trở nên trầm trọng. Bà đã có những đức tính hết sức cao quý tuyệt vời, đó là hy sinh, hãm mình , nhịn nhục. Thánh nữ Teresa có 2 đức tính đạo đức căn bản nhất, là: Yêu mến Thánh Thể, và sùng kính Đức Mẹ Mân Côi. Trong cuốn sách” Saints to Remember” của Giáo Hội Hoa kỳ có nói về Bà như thế này:”…Her great devotions were to the Blessed Sacrament and to Our Lady, who once appeared to her in a grave sickness…” ( 1 sự tần hiến vô cùng cao cả là cho Thánh Thể Chúa Jesu, và cho Đức Trinh Nữ Maria tước hiệu Mân Côi, có 1 lần Đức Mẹ đã hiện ra với chị, trong lúc chị đau nặng). Trong nhiều truyện tích thánh nữ Teresa, thì có rất nhiều tài liệu qúy giá, nhưng không thấy có câu này .
Tiểu sử của Thánh Nử thì rất nhiều và cũng rất dài. Ở đây chúng tôi chỉ minh chứng 1 điều duy nhất là thánh nữ đã rất mộ mến chuỗi Mân Côi. Mỗi khi chầu Thánh thể, ở lặng 1 mình, hay là nằm trên giường bệnh, Thánh Nữ thường lần hạt kính Đức Mẹ. Cuộc sống của Thánh Nữ rất đơn sơ, giản dị, cho đến nỗi khi Thánh Nhân qua đời, thì 1 chị dòng đã nói: Không biết Teresa sau khi chết rồi, nhà dòng biết lấy tài liệu gì đáng giá, để ghi vào sổ nhà dòng, và tiểu sử của chị. Nhưng sau khi bà qua đời rồi, người ta mới khám phá ra bà chính là 1 nhà tu học đại tài, đã viết những tư tưởng tu học rất cao siêu. Cho nên, Hội thánh đã phong cho Bà phẩm hàm : Tiền sĩ Hội Thánh. 1 nữ tu nhỏ bé, gần 9 năm bị bệnh, mà được phong Tiến sĩ Hội Thánh thì phải biết như thế nào rồi! Đây cũng lại là 1 phép lạ điển hình, chứng tỏ khi bà còn sống đã năng lần chuỗi Mân Côi, cho đến nỗi Bà coi mỗi một kinh kinh mừng khi bà đọc lên kính Đức Mẹ, là 1 bông hồng thơm tho dâng lên cho Mẹ. Do đó, mà trước khi bà từ giã cõi đời, bà đã để lại 1 câu nói bất hủ sau đây: “Je passerai au ciel, à faire pleuvoir des roses sur la terre..” ( khi tôi về thiên đàng, tôi sẽ làm mưa hoa hồng xuống trên mặt đất này). Và qủa thật, sau khi bà qua đời, đêm ấy bà đã làm 1 phép lạ cả thể là cho mưa hoa hồng xuống đầy sân nhà dòng kín Lisieux. ( hoa hồng tức là hoa Mân Côi : Rosary) .
Lời bàn : Khi các linh mục thừa sai Pháp sang giảng đạo tại Việt Nam , thì các Ngài đã truyền bá lòng sùng kính Thánh Nữ Teresa Hài Đồng Jesu rất là rầm rộ. Ở đâu cũng có bàn thờ kính thánh Nữ Teresa. Người ta đến khấn rất đông, và nhờ công nghiệp bàu cử của Bà, mà đã có rất nhiềư người được các ơn lạ. Đây là 1 triết lý rất căn bản cho mọi người: không phải làm lớn mà lên thánh lớn. Làm thánh ở tại biết phó thác mọi sự cho Chúa, hoàn thành nhiệm vụ được Chúa giao phó. Sau khi chết, Chúa không căn cứ vào chức vụ, mà căn cứ vào công việc được Chúa giao phó, có hoàn thành tốt đẹp hay không? Làm vua, làm Giáo Hoàng, mà không làm tròn phận sự của mình đối với Thiên Chúa, thì chắc chắn là thua 1 vị thánh nhỏ bé, như bà thánh Faustina, hoặc bà thánh Teresa. Vậy đừng căn cứ bề ngoài, mà xét đoán việc bên trong tâm hồn của mỗi người.
Bài này tác giả có ý thân tặng những bà, chị nào có tên thánh là Teresa hãy bắt chước thánh nữ để được hãm mình chịu khó chịu bệnh tật cho nên. Vì trong sách dẫn đàng nhân đức có nói: Không có 1 công phúc nào ở trên thế gian này đền tội hữu hiệu cho bằng chịu bệnh tật cho nên, vì lòng kính mến Chúa, và chia sẻ những khổ đau mà Chúa Jesu đã chịu trên thánh giá.
TRUYỆN TÍCH 83 :
Chuỗi hạt Mân Côi với thánh Alphonso Liguori, Tiến sĩ Hội Thánh
Nói đến thánh Alphonso là nói đến sự tôn sùng ảnh thánh Đức Mẹ Hằng Cúu Giúp. Thánh nhân cũng là sáng lập viên dòng Chúa Cứu thế, 1 nhà dòng rất nổi tiếng về công tác giảng huấn và truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ HCG. Tại Việt Nam không nhà thờ nào mà không có bàn thờ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Phong trào tôn kính ảnh thánh Mẹ đã được 1 thời gian rất là sôi nổi tại VN. Nhưng từ sau ngày có chương trình thực hiện 3 Mệnh Lệnh Fatima, và tôn kính Đức Mẹ Fatima, thì người ta lại có phần hướng về Đức Mẹ Fatima nhiều hơn. Nhưng dù sao, thì chúng ta cũng đã biết Đức Mẹ nào cũng chỉ là 1 Đức Mẹ, chỉ khác nhau tước hiệu, tước phẩm mà thôi. Do đó khi ta cầu nguyện cùng Đức Mẹ HCG, thì cũng như chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima, hay là Đức Mẹ Lộ Đức. Ở đây chúng tôi chỉ đặc biệt chú trọng đến lòng tôn sùng Đức Mẹ của thánh nhân. Thánh Alphonso sinh ngày 27/12/1696 tại Marianella, nước Ý, vào đại học Hoàng gia năm 12 tuổi, nhận thanh kiếm Hiệp Sĩ lúc lên 14 tuổi. Năm 16 tuổi đã đậu 2 bằng tiến sĩ luật, đạo và đời. Là luật sư rất nổi tiếng, nhưng sau khi thua 1 vụ kiện lớn, Ngài đã bỏ nghề luật sư, và đến bàn thờ Đức Mẹ, rút thanh kiếm đặt trên bàn thờ, và xin tuyên hứa làm Hiệp Sĩ Đức Mẹ, và làm linh mục của giới nghèo.
Tháng 11 năm 1732, thánh nhân cùng 5 anh có chí hướng về làng Scala lập dòng Chúa Cứu thế, tiếp tục rao giảng tin mừng cho những người nghèo khổ. Thánh nhân đã viết 111 cuốn sách nổi tiếng về lòng sùng kinh Đức Mẹ, và bộ sách thần học luân lý. Thánh nhân được Đức Giáo Hoàng Clemente Xlll cử làm Giám Mục, cai quản giáo phận Sainte –Agathe des Goths. Năm 80 tuỗi, Ngài xin về nhà dòng để được dọn mình chết. Cả đời thánh nhân, là cả đời phục vụ cho Đức Mẹ. Ngài đã viết những cuồn sách rất nổi tiếng về lòng tôn sùng Đức Mẹ, trong số đó có cuốn “Vinh Quang Đức Mẹ” là cuốn sách nổi tiếng nhất. Ngài thường xuyên lần chuỗi hạt Mân Côi, kể cả những lúc ốm đau bệnh hoạn. Ngồi trên xe lăn, hoặc nằm trên giường bệnh, Ngài cũng cứ lần hạt suốt ngày như vậy. Có 1 hôm Ngài đang ngồi trên xe lăn, mà quên không nhớ mình đã lần hạt hay chưa. Ngài hỏi thày dang đẩy xe: “Hôm nay Cha đã lần hạt hay chưa?” Lần hạt suốt ngày mà còn quên sót như vậy. Chứng tỏ đả gần đến ngày giờ Chúa thưởng công phúc trên nước thiên đàng. Alphonso qua đời ngày 1/8/1787, thọ 91 tuổi. Được phong hiển thánh năm 1830, và tiến sĩ Hội Thánh năm 1871.
Lời bàn : Thánh Alphonso là 1 vị thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ, cũng như thánh Louis Marie Grignion de Montfort, thánh Joan Vianney, và thánh Thomas Tiến sĩ. Phải nói như vậy, là không vị thánh nào là không có lòng kính mến Đức Mẹ. Mức độ kính mến của các Ngài có khác nhau. Có thánh thì viết nhiều sách vở ca tụng Đức Mẹ. Có thánh thì thường xuyên giảng giải và khuyến khích người ta tôn sùng Đức Mẹ, hoặc bằng cách này hay cách khác. Chung quy muốn nên thánh, thể nào cũng phải có ý chí phục vụ cho Đức Mẹ. Như vậy, chúng ta có 1 công thức vững chắc là : Đối với Chúa Jesu thì Thánh Thể, mà đối với Đức Mẹ là chuỗi hạt Mân Côi.
TRUYỆN TÍCH 84 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Bí Tích Thánh Thể
Tại sao Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Thánh Thể , làm gì có liên quan gì đến chuỗi hạt Mân Côi? Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu thật rõ nét về vấn đề này, và phải nắm vững những chi tiết lý luận thật cao siêu, do các nhà thần học đã đưa ra:
1- Ở đâu có Chúa thì ở đó có Đức Mẹ Maria. Trong các Bí Tích khác hoặc tha tội, hoặc thêm ơn thánh sủng. Nhưng Bí Tích Thánh Thể ban chính Đức Chúa Jesu cho ta. Đã ban chính ĐCJ, thì cũng ban chính Đức Mẹ cho ta. Vậy nếu ta rước mình thánh Chúa vào lòng, thì cũng chính là rước Đức Mẹ. Vì theo thánh Thomas tiến sĩ đ ã nó i:“Thịt máu ĐCJ, thì cũng bởi thịt máu Đức Mẹ. Cho nên khi ta rước Chúa Jesu, thì ta cũng gián tiếp rước Đức Mẹ”. Mà ở đâu có Đức Mẹ, thì ở đó có chuỗi hạt Mân Côi, như trên chúng ta khảo cứu. Vì chuỗi hạt Mân Côi gắn liền với Đức Mẹ. Vậy có Đức Mẹ là có chuỗi hạt Mân Côi. Có chuỗi hạt Mân Côi là có Đức Mẹ. Khi ta họp nhau lần chuỗi Mân Côi, thì tức khắc có Đức Mẹ ngự giữa chúng ta.
2- Theo Tông Thư Supremi Apostolatus ngày 1/9/1883 của ĐGH Leo Xlll, thì khi ta làm việc kính Đức Mẹ Mân côi trong tháng 10 (tháng Mân Côi) thì phải lần hạt 50, đọc kinh cầu Đức Bà, và kinh Ông Thánh Juse, trước Mình Thánh ĐCJ, thì mời được ơn đại xá. Như vậy có sự liên hệ mật thiết giữa Chúa Jesu và chuỗi hạt Mân Côi.
3- Theo thánh Grignion de Montfort: mỗi lần ta rước lễ là ăn thịt và uống bửu huyết ĐCJ, bởi thịt và bửu huyết của Đức Mẹ. Ta được kết hợp thành 1 thân thể , 1 tâm hồn cùng Chúa và Mẹ Maria . Bất cứ nơi nào trên trời dưới đất, trong nhà Tạm hay trong linh hồn chúng ta. Chúa Jesu bao giờ cũng là hoa qủa của lòng Đức Mẹ. Thật là 1 sự khám phá cao siêu, cho ta thấy sự liên hệ mật thiết giữa Thánh Thể và Đức Mẹ đồng trinh. Sự hiện diện của Đức Mẹ Maria nơi Thánh Thể, là 1 sự hiện diện tuyệt vời. Ở trên trời, Chúa Jesu và Đức Mẹ đã kết hợp nên một thể nào, thì trong phép Thánh Thể Chúa Jesu và Đức Mẹ kết hợp làm một cũng vậy.
Lời bàn : Mỗi khi ta rước Mình Thánh ĐCJ, thì tức là ta gián tiếp rước Đức Mẹ vào lòng . Đây là 1 ơn đặc biệt, mà Chúa Jesu đã ban Đức Mẹ cho chúng ta. Còn gì qúy trọng bằng khi rước Mình Thánh Chúa, lại cũng được rước Đức Mẹ, là Mẹ hằng thương yêu chúng ta, thì chúng ta còn lo gì, sợ gì ở trên thế gian này nữa. Luôn luôn đã có Chúa và Đức Mẹ bảo vệ chúng ta hằng ngày hằng gìờ. Mỗi khi ta lần chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, thì đồng thời chúng ta cũng tôn thờ Đức Chúa Jesu trong Bí Tích Thánh Thể nữa.
TRUYỆN TÍCH 85 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Thánh Ignatio Loyola sáng lập dòng Tên.
Ignatio sinh năm 1491 tại làng Basque, nước Tây Ban Nha, con nhà quý tộc của Phó Vương Navarre. Là sĩ quan trong quân đội. Bị thương và được tịnh dưỡng tại bệnh viện. Trong lúc rảnh rỗi Ngài đã đọc nhiều sách đạo, và đã tìm thấy 1 chân lý là muốn hiến thân sống âm thầm khổ hạnh, phó dâng cả cuộc đời mình cho Chúa và cho Đức Mẹ. Là 1 vị thánh có lòng sùng kính Đức Mẹ đặc biệt. Ngài lấy chuỗi Mân Côi làm vũ khí chống đối mọi ân mưu của ma quỷ. Và xin Đức Mẹ cho mình được chiến thắng, để hoàn thành được công tác thành lập tu hội dòng Chúa Jesu, cùng với các bạn cùng chí hướng. Cả cuộc đời của Người là 1 sự tận hiến tuyệt đối cho Đức Mẹ. Khi còn là 1 thanh niên , Người gia nhập quân đội Hoàng Gia, và ước ao trở thành Hiệp Sĩ Đức Mẹ. Người thấy rằng cần phải có những Hiệp Sĩ để chiến đấu bênh vực Hội Thánh. Người đến nhà thờ dòng Benedictin tại Montserrat, và đặt thanh kiếm của Người dưới chân tượng Đức Mẹ, và tuyên thệ tận hiến xin trở thành Hiệp Sĩ của Đức Mẹ và của Chúa Jesu.
Đêm 25/3, khi mọi người dự thánh lễ Truyền Tin, thì Người đi xưng tội , canh thức trọn 1 đêm, để cầu nguyện. Đức Mẹ đã nhận lời nguyện của Ignatio, và chọn Người làm Hiệp Sĩ của Chúa Jesu , của Đức Mẹ, và của Hội Thánh. Từ đó Ignatio trở thành người đứng đầu của “Đoàn Hiệp Sĩ Chúa Jesu và Đức Mẹ Maria”. Sau đó, đoàn Hiệp sĩ này trở thành dòng Tên Đức Chúa Jesu, và đã giúp cho Hội Thánh rất nhiều công tác đặc biệt, làm sáng danh Thiên Chúa và Giáo Hội ở trần gian này. Thánh nhân qua đời ngày 31/7/1556. Dòng Tên ( tên của Chúa Jesu, Jesuites) phát triển hầu khắp thế giới. Khẩu hiệu của Dòng là A.M.D.G (ad majorem Dei gloriam: tất cả vì sáng danh Thiên Chúa.) Các cha dòng Tên đi đâu cũng giảng về Chúa Jesu và về Đức Mẹ, khuyến khích mọi người năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Nhất là thánh Phanxico Xavier, người bạn đồng chí hướng với thánh Ignatio trong công tác lập dòng Tên ngay tử buổi ban đầu, đã tình nguyện sang Phương Đông giảng đạo. Đi đến đâu thánh Phanxico Xavier cũng giảng vế chân lý đạo Chúa, rửa tội không biết bao nhiêu là giáo hữu tân tòng ở Ấn Độ, ở Nhật Bản, và truyền bá chuỗi hạt Mân Côi cho mọi người . Ngài định sang Trung Quốc giảng đạo, thì giữa đường Ngài qua đời, để lại cánh tay phải còn nguyên vẹn, chứng tỏ cánh tay này Ngài đã rửa tội không biết bao nhiêu là ngàn người.
Lời bàn : Trong Hội Thánh có rất nhiều dòng nổi tiếng, như dòng Tên, dòng Dominicain, dòng Phanxico khó khăn, dòng Chúa Cứu Thế, dòng khổ tu Citeaux…Các dòng tu nào cũng đều có 1 chí hướng riêng biệt, và 1 công tác đặc biệt. Chung quy cũng là sống 1 đời sống chiêm niệm, khắc khổ tu thân, thánh hoá bản thân, và giúp Hội thánh truyền giảng chân lý đạo của Chúa ở trần gian này. Thường thường các dòng đều có mục đích giống nhau, là sống cuốc sống chiêm niệm , gần Chúa, xa lánh thế gian, thánh hoá bản thân, cầu nguyện nhiều cho các linh hồn, cho thế gian, cho sự thái bình, và cho Hội Thánh. Tuy nhiên cũng có những mục đích khác nhau, tùy theo từng công tác được Hội Thánh giao phó. Tuy nhiên nói chung thì nhà dòng nào cũng có 2 nhiệm vụ chính, là tôn thờ Thánh Thể , và lòng sùng kính Đức Mẹ qua chuỗi hạt Mân Côi. Nếu thiếu 1 trong 2 nhiệm vụ đó thì không còn kể là nhà dòng nữa.
TRUYỆN TÍCH 86 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Chính Thống Giáo
Chuỗi hạt Mân Côi với Chính Thống Giáo
Chính thống Giáo và Công Giáo rất gần giống nhau vế Tín lý, chỉ khác nhau 1 vài chi tiết, mà có thể 2 bên hoà giải được. Sự tách rời xa nhau đã xảy ra vào thế kỷ thứ 11. Tuy nhiên, ngày nay cả 2 bên đang đi gần đến sự hiệp nhất. Chính Đức Mẹ cũng đã phán bảo: Tôn giáo nào còn có lòng tôn thờ kính mến Con Mẹ, thì Mẹ sẽ tìm cách đưa về cùng 1 doàn chiên dưới quyền chỉ huy 1 Đấng Chăn Chiên. Có lẽ ngày ấy cũng không xa lắm nữa đâu. Ở đây chúng tôi chỉ chú trọng đến khiá cạnh tìm hiễu chuỗi hạt Mân Côi với chính thống giáo như thế nào ? Trước hết chúng ta thấy rằng Giáo hội Chính Thống Giáo ca tụng tuyệt vời Đức Maria. Giáo lý Đức Mẹ Hồn xác lên trời , và Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội đã có rất lâu đời ở Đông Phương, từ thế kỷ thứ Vl. Còn bên công giáo La Mã , chỉ mừng 2 lễ này từ thế kỷ thứ Xl. Các ảnh tượng đối với người công giáo, chỉ có tác dụng gợi nhớ để cầu nguyện. Còn Giáo Hội Chính thống Giáo coi ảnh tượng là 1 Bí Tích ban sức mạnh và ơn nghĩa Chúa. Họ coi đó là hình ảnh Thiên đàng dưới trần gian. Có nơi đúc tượng toàn bằng vàng bạc, quý kim. Đức Trinh Nữ Maria hiện diện khắp nơi trên bàn thờ trong gia đình, tại công viên. Người chính thống giáo ca tụng Đức Mẹ còn hơn người công giáo. Đến ngay kinh Kính Mừng cũng xuất phát từ Đông Phương trước, như lời chào hoan hô vui mừng.
Trong cuốn tiểu thuyết của Liên Xô: “Thép đã tôi thế đấy”, diễn tả cuộc sống của người dân Liên xô dưới chế độ cộng sản. Đảng cộng sản đã áp dụng bao nhiêu phương pháp dã man chống báng tôn gìáo, tịch thu tài sản Giáo Hội, nhiều pháp lệnh tôn giáo có ý đàn áp, nhưng không làm gì nổi. Người đân chính thồng giáo vẫn ngang nhiên đọc kinh lần hạt kính Đức Mẹ, ở nhà, ở công trường, ở sở làm việc, mà chẳng cán bộ nào dám nói, hoặc dám cấm cản. Bởi vì ngay chính cán bộ, đảng viên cao cấp trước kia cũng là những người chính thống giáo. Việc đeo chuỗi hạt Mân Côi ở cổ, là 1 đồ trang sức. Không 1 ông bà nào đi ra ngòai đường mà không cầm chuỗi hạt Mân Côi, vừa đi vừa lần hạt, vừa nói truyện vừa lần hạt. Các cụ ông cụ bà ra đường thế nào cũng mang chuỗi hạt Mân Côi. Họ coi đó như là cái mốt thời trang. Đức tin người dân Chính thống Giáo mạnh đến như vậy. Cho nên Đức Mẹ đã cứu họ 1 cách hết sức tài tình tự nhiên. Chẳng tốn 1 viên đạn . Thế mà chế độ cộng sản sụp đổ chỉ hơn 70 năm cai trị. Thế giới Tây phương cứ nghĩ nếu muốn tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, thì phải tổn thất ít nhất là mấy chục sư đòan, bao nhiêu vũ khi tối tân, thì mời may ra làm chậm bước tiến của cộng sản. Phải chăng đấy là do những chuỗi hạt Mân Côi dâng lên cho Đức Mẹ của tuyệt đại đa số của người chính thống giáo Liên xô, mà Đức Mẹ Mân Côi đã cứu vãn dân tộc Liên Xô, tức là nước Nga ngày nay thoát khỏi ách cộng sản vô thần.
Lời bàn : Sức mạnh vũ khí ghê gớm thật. Nhưng nếu đem so sánh với vũ khí của lời cầu nguyện, thì chẳng thấm tháp gì được bao nhiêu. Đấy ta xem sức mạnh Liên Xô thời ấy có thua kém gì hoả lực của Mỹ đâu. Thế mà chỉ trong có hơn 1 ngày, là tan tành sụp đổ. Có ai hiểu được tại sao? Chỉ có thể hiểu được và cắt nghĩa được là do bàn tay của Thiên Chúa. Đến như ngày nay, hoả lực của Nga vẫn còn mạnh, đâu có mất mát gì. Kho nguyên tử cuả Nga vẫn còn nguyên. Hệ thống hoả tiễn tầm xa, tầm ngắn ,tài nguyên mỏ dầu, khí đốt, cũng vẫn vậy. Chính quyền Nga cũng muốn nổi lên quậy phá , nhưng người dân Nga đã chán ghét chiến tranh, và họ sợ nhất là chủ nghĩa cộng sản trở lại. Cho nên chính người dân Nga nay đã giác ngộ, không còn bị lừa đảo như thời trước nữa. Đó là sức mạnh tinh thần, do những chuỗi hạt Mân Côi của người dân chính thống giáo Nga hằng ngày dâng lên cho Đức Mẹ.
TRUYỆN TÍCH 87 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Đức Chúa Thánh Thần
Đức Chúa Thánh Thần kết hợp với Đức Trinh Nữ Maria một cách trọn vẹn, không thể diễn tả bằng lời nói trần gian được. Lời thiên sứ Gabiriel thưa cùng Đức Mẹ: “ Chúa Thánh thần sẽ đến trên tôn nương, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên tôn nương..” Chứng tỏ Đức Chúa Thánh Thần luôn luôn ở cùng Đức Mẹ. Khi Đức Chúa Thánh Thần chiếm hữu Đức Maria , thì tất cả các ngôn ngữ, hành động của Đức Maria, đều là ngôn ngữ, hành động của Đức Chúa Thánh Thần. Suy như vậy, ta thấy tất cả những lời nói của Đức Mẹ, khi hiện ra nơi này, nơi kia, đều là những lời nói xuất phát từ Đức Chúa Thánh Thần. Mà Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, cho nên lời nói của Đức Mẹ cũng là lời nói của Thiên Chúa. Hiểu được như vậy, chúng ta thấy vai trò của Đức Mẹ thật quan trọng, cao sang, huyền bí nhiệm màu vô cùng. Tất cả nơi Đức Mẹ từ lúc mới đầu thai, là sự hiện diện linh động của Đức Chúa Thánh Thần. Trọn đời Đức Mẹ, bất cứ hành động nào cũng đều do Đức Chúa Thánh Thần tác động. Do sự hiệp nhất siêu nhiên đặc biệt này , mà Đức Mẹ là trung gian chuyển các ơn Đức Chúa Thánh thần xuống cho nhân loại. Vẫn biết rằng mọi ơn phúc đều là của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa đã trao cho Đức Mẹ được tự do sử dụng, thì kể như Đức Mẹ là sở hữu các ơn phước ấy. Đức Mẹ muốn cho ai, cho bao nhiêu là tuỳ ở Mẹ. Vậy sau khi Đức Chúa Jesu lên trời rồi, thì Ngài cho Đức Chúa Thánh Thần xuống ở cùng Hội Thánh đến tận thế.
Vậy thời kỳ hậu Đức Chúa Jesu thì cũng gọi là thời kỳ hậu Đức Chúa Thánh Thần. Mà đã là thời kỳ Đức Chúa Thánh Thần, thì cũng là thời kỳ của Đức Mẹ. Việc hoàn thành công cuộc cứu chuộc, mà nhờ công cuộc ấy, mà sinh hoa kết qủa là công việc của Chúa Thánh Thần. Công việc của Chúa Thánh Thần cũng là công việc của Đức Mẹ Maria. Nhưng Đức Chúa Thánh Thần chỉ tác động bên trong Hội thánh và các linh hồn. Còn công việc bên ngoài như xuất hiện, dạy bảo, thì đều do Đức Mẹ Maria . Ta thấy Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần nhiều nơi, làm nhiều phép lạ, dạy bảo nhiều điều thiết thực, củng cố đức tin cho mọi người. Quả thật nếu không có những lần Đức Mẹ hiện ra , không có những phép lạ cụ thể nhãn tiền, thì đức tin của giáo dân cũng kém đi phần nào.
Theo nguyên tắc của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, thì ở đâu có Đức Mẹ là ở đó có Đức Chúa Thánh Thần. Ở đâu có Đức Mẹ là ở đấy có chuỗi hạt Mân Côi. Như vậy, có Đức Mẹ là có chuỗi Mân Côi, và có Đức Chúa Thánh Thần. Khi ta đọc kinh Mân Côi là có Chúa Thành Thần và Đức Mẹ hiện diện, và ở giữa chúng ta. Khi lần chuỗi Mân Côi, mùa Mừng, ta thường đọc:” thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.” Chuỗi hạt Mân Côi luôn luôn gắn liền với Đức Chúa Thánh Thần là như vậy. Khi ta cầu khẩn cùng Đức Chúa Thánh thần ban sức mạnh tâm hồn và thể xác. Ta cũng có thể xin ĐCTT ban đặc sủng thánh linh, để chữa lành cho những ngưòi trong gia đình. Tốt nhất là sau khi lần chuỗi Mân Côi. Xin Đức Mẹ phù hộ cho chúng ta bởi ơn ĐCTT, ban cho chúng ta những điều chúng ta xin nhân danh ĐCTT, thì chắc chắn sẽ được như ý.
Lời bàn : Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, lại là bạn cực sạch Đức Mẹ. 2 Đấng có quyền phép tối cao như vậy. Mà Đức Mẹ lại bảo: Mẹ chỉ yêu thích những chuỗi hạt Mân Côi mà chúng con đọc sốt sắng dâng lên cho Mẹ, thì chắc chắn việc gì chúng con cầu xin cùng Mẹ, qua chuỗi hạt Mân Côi, thì Mẹ chấp nhận ngay. Vì như chúng con đã biết: Mẹ có toàn quyền trên các ơn của Thiên Chúa. Mẹ muốn ban phát cho ai thì tuỳ Mẹ. Vậy chúng con cứ tin vào Mẹ. Mẹ sẽ hộ giúp phù trì cho chúng con, qua chuỗi hạt Mân Côi, mà Mẹ hằng yêu thích
TRUYỆN TÍCH 88:
Chuỗi hạt Mân Côi với 7 sự thương khó Đức Mẹ
Đứng dưới chân thánh giá là nơi Đức Chúa Jesu, con Mẹ, đang bị treo, chết dần. Đức Mẹ đã chết lặng vì sự đau đớn, như lời tiên tri Simeong; “Một lưỡi gươm sắt sẽ đâm thâu lòng Bà” . Bất lực, Đức Mẹ nhìn thấy con mình đang chết, bị bỏ rơi, và trút hơi thở cuối cùng. Sự đau khổ của 1 người mẹ nhìn thấy con chết nhục nhã, đã được Chúa tưởng thưởng cho Đức Maria cành là Tử Đạo, mà không phải qua sự chết. Cuộc đời Đức Mẹ là cả những chuỗi ngày đau khổ liên tiếp, từ khi sanh ra, cho đến khi qua đời. Sinh ra trong 1 gia đình nghèo, 3 tuổi đã dâng mình cho Chúa trong đền thờ, kết bạn với 1 thanh niên nghèo khổ, làm nghề thợ mộc, sinh con trong cảnh nghèo hèn túng thiếu, không nhà không cửa, phải trú ngụ trong hang bò lừa. Rồi sợ hãi, hối hả đem con đi trốn sang Ai Cập. Thân gái dậm trường, không tiền bạc, không lương thực, phải sống nhờ vả vào sự giúp đỡ của người khác. Đem con về, phải trú ngụ trong căn nhà nhỏ bé tại Nazaret, bữa rau bữa cháo, nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Thấy con từ biệt ra đi, bị bắt bớ, bị án tử hình, treo cho đến chết trên thập giá, trước sự chứng kiến đầy nước mắt của Đức Mẹ. Nhìn thấy tháo xác con, ẵm xác con vào lòng mà khóc , chẳng nề gai nhọn, máu me chảy xuống đầm đìa, và cùng các môn đệ đem xác con đi chôn trong 1 mộ đá của người khác.
Tóm tắt cuộc đời Đức Mẹ là cả trăm ngàn nỗi đau khổ, không phải chỉ có 7 sự thương khó mà thôi. Hội thánh đặt ra 7 sự thương khó Đức Mẹ, là để nhắc nhở cho chúng ta 7 giai đoạn đau khổ của Đức Mẹ nổi bật nhất. 7 giai đoạn đau khổ này góp phần đặc biệt vào công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Jesu. Vậy khi ta suy ngắm 14 chặng đường thánh giá, thì đồng thời chúng ta cũng suy ngắm 7 sự đau đớn của Đức Mẹ. Nhưng nếu muốn suy niệm cho sốt sắng, và học hỏi các nhân đức của Đức Mẹ, nhất là các nhân đức vâng lời, chịu lụy, nhịn nhục, vâng theo thánh ý Chúa, sẵn sàng chịu mọi đau khổ Chúa gửi đến, thì cần phải thấu hiểu tường tận 7 sự thương khó ấy.
Thương khó 1 : Đức Mẹ dâng ĐCJ vào đền thờ, mà tiên tri Simeong nói: Con trẻ này sẽ trở nên bia bắn, nhiều người vấp phạm, nhưng cũng nhiều người được cứu rỗi. Một mũi gươm nhọn sẽ đâm thấu lòng bà .
Thương khó 2: Vua Erode tìm giết con trẻ. Juse và Mẹ đem con đi trốn sang Ai Cập.
Thương khó 3: Năm Chúa Jesu lên 12 tuổi, bị lạc trong đền thờ, làm cho cha mẹ phải đau khỗ thương nhớ trong suốt 3 ngày.
Thương khó 4: Đức Mẹ thấy con yêu quý, bị án tử , phải vác khổ gia đến pháp trường.
Thương khó 5: Thấy Đức Chúa Jesu con Mẹ, đang hấp hối trên thánh giá, phán ra 7 lời quan trọng, như từ giã Đức Mẹ mà trút hơi thở cuối cùng.
Thương khó 6: Đức Mẹ chờ tháo xác con, để được ôm xác con vào lòng. Đức Mẹ giơ tay lên đỡ lấy xác con mà khóc. Còn gì đau đớn cho bằng.
Thương khó 7: Đức Mẹ cùng các Môn đệ đem xác con mà táng trong mồ. Khi thấy mồ đá được lấp kín bằng 1 tảng đá lớn. Từ nay chẳng còn thấy con nũa !
Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi, ta suy ngắm 20 sự màu nhiệm Mân Côi, kết hợp với 7 sự thương khó Đức Mẹ. Trong đó có các sự thương khó thứ 1, thứ 3, thứ 4, thứ 5, tương đương với các ngắm mùa Vui: thứ 4: Đức Bà dâng ĐCJ trong đền thánh. Thứ 5: Đức Bà tìm được ĐCJ trong đền thánh. Với các ngắm mùa Thương: thứ 4 : ĐCJ vác thánh giá. Thú 5: ĐCJ chịu chết trên thánh giá . Lần chuỗi Mân Côi còn là suy ngắm 7 sự thương khí Đức Mẹ, và suy rộng ra hơn, còn là suy ngắm 14 chặng đường thương khó ĐCJ nữa.
Lời bàn : Kinh 7 sự thương khó Đức Mẹ, ngày xưa còn gọi là lần hạt 7 sư thương khó Đức Mẹ. Cũng là lần hạt Mân Côi, nhưng thay ví ngắm các sự Vui, Thương , Mừng, thì ngắm 7 giai đoạn của sự đau đớn Đức Mẹ. Có 1 bức tranh vẽ Trái Tim Đức Mẹ có 7 mũi dao đâm thấu Trái Tim. Chàng thanh niên sau khi phạm tội, vào viếng ảnh Trái Tim Mẹ, chàng thấy mọi khi có 7 lưỡi dao, nhưng sao hôm nay lại thấy 8 lưỡi dao. Chàng nghĩ ngay ra tại mình đã phạm tội, làm cho Đức Mẹ phải đau khổ thêm, như 1 mũi dao khác nữa. Sau đó chàng hối hận đi xưng tội. Khi trở lại, chàng thấy Trái Tim Đức Mẹ, chỉ còn lại có 7 mũi dao như trước. Khi ta phạm tội là làm cho Trái Tim Mẹ đau khổ thêm. Vậy phải gấp rút ăn năn hối cải, để đền tạ Trái Tim Mẹ.
TRUYỆN TÍCH 89 :
Chuỗi hạt Mân Côi với 14 chặng đường thánh giá
Khi ta ngắm đàng thánh giá là ta suy ngắm cả cưộc đời khổ nạn của Chúa Jesu từ dinh Philato cho đến cuộc tử nạn trên thánh gíá. Vậy tại sao lại có sự liên hệ đến chuỗi hạt Mân Côi.? Chặng thứ 1: ĐCJ bị quan Philato luận giết. Chặng thứ 2: ĐCJ chịu đánh đòn và vác thánh giá. Chặng thứ 3: ĐCJ ngã xuống đất lần 1. Chặng thứ 4: Đức Mẹ gặp ĐCJ vác thánh giá. Chặng thứ 5: Ông Simong vác đỡ thánh giá ĐCJ. Chặng thứ 6: Bà Veronica trao khăn cho ĐCJ lau mặt. Chặng thứ 7: ĐCJ ngã xuống đất làn 2. Chặng thứ 8: ĐCJ yên uỉ con thành Jerusalem . Chặng thứ 9: ĐCJ ngã xuống đất lần 3. Chặng thứ 10: Quân dữ lột hết áo ĐCJ. Chặng thứ 11: Quân dữ đóng đinh ĐCJ vào thánh giá. Chặng thứ 12: ĐCJ sinh thì trên thánh giá.Chặng thứ13: Tháo đanh ĐCJ mà phó vào tay Đức Mẹ. Chặng thứ 14: Táng xác ĐCJ trong hang đá. Trong 14 chặng đường thánh giá, có các chặng thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 12, có liên quan đến các ngắm trong chuỗi hạt Mân Côi, như 5 sự Thương : thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5: ĐCJ chịu đánh đòn , chịu đội mão gai, vác thánh giá, và chết trên thánh giá . Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi, thì chúng ta luôn luôn nhớ đến những khổ nạn của Chúa Jesu trên thánh giá.
Nếu ai đã từng xem cuốn phim The Passion of The Christ, của nhà đạo dỉễn Mel Gibson, thì sẽ thấy có nhiều cảnh tượng tương đồng với 5 ngắm sự Thương. Khi thấy ĐCJ vào vườn Gietsimani mà cầu nguyện, mồ hôi máu chảy nhõ xuống đất, thì ngắm thứ 1: ĐCJ lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên. Khi thấy ĐCJ bị đánh đòn, thì ngắm thứ 2: ĐCJ chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng. Khi thấy ĐCJ chịu đội mão gai bởi quân dữ đóng sâu vào đầu, máu chảy xuống ròng ròng, thì ngắm thứ 3: ĐCJ chịu đội mạo gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự xỉ nhục bằng lòng. Khi thấy ĐCJ vác thánh giá, thì ngắm thứ 4: ĐCJ vác thánh giá. Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa. Khi thấy ĐCJ chết trên thánh giá, thì ngắm thứ 5: ĐCJ chịu chết trên thánh giá . Ta hãy xin cho được đóng đinh xác thịt vào thánh giá Chúa. Như vậy, khi ta lần chuỗi Mân Côi 5 sư thương, thì cũng coi như chúng ta đang ngắm đàng thánh giá vậy. Đấy là những lý do mà chúng tôi trình bày chuỗi hạt Mân Côi có liên quan đến 14 đàng thánh Giá.
Lời bàn : Chung quy 14 chặng đường thánh giá, hay 7 sự thương khó Đức Mẹ, và 20 ngắm về chuỗi hạt Mân Côi, đều có những tư tưởng và nội dung giống nhau. Do đó khi ta ngắm đàng thánh giá, thì cũng suy niệm về màu nhiệm cuộc khổ đau của Chúa Jesu trên thánh giá. Khi ta ngắm 7 sự thương khó Đức Mẹ, thì cũng suy ngắm các sự khổ đau của Đức Mẹ khi thấy con mình là ĐCJ chịu chết trên thánh gíá. Khi ta lần chuỗi Mân Côi, mà suy ngắm đủ 20 ngắm, thì ta cũng thấy những khổ đau của Chúa Jesu, và 7 niềm đau của Đức Mẹ hiện ra ngay trước mắt chúng ta. Như vậy, không còn gì cao đẹp hơn, huy hoàng hơn, là khi ta sốt sắng lần chuỗi Mân Côi. Thánh Thomas Tiến sĩ Hội Thánh, và Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói rất đúng là không có gì cao trọng hơn ở trên thế gian này, bằng Thánh Thể và Chuỗi Hạt Mân Côi.
TRUYỆN TÍCH 90 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Thiên Thần Gabiriel khi truyền tin cho Đức Mẹ.
Khi nói đến chuỗi hạt Mân Côi mà không nói đến Tổng Lãnh Thiến Gabiriel khi truyên tin cho Đức Mẹ là 1 sự thiếu sốt. Vì văn bản quan trọng nhất tạo nên kinh kính Mừng và ngày nay là chuổi hạt Mân Côi là do những phát ngôn của Thiên sứ khi phụng mệnh Thiên Chúa xuống thế truyền tin cho Đức Mẹ thụ thai, sinh con để cứu chuộc nhân loại. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai là 1 sự kiện lớn lao vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, vì Chúa Cứu thế giáng sinh nhập thể làm người, cứu chuộc thiên hạ. Sự màu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm cho Đức Mẹ có 1 danh hiệu huy hoàng tốt đẹp nhất, đó là vinh danh làm “Mẹ Đức Chúa Trời”. Tiếng Hy lạp gọi là Theotokos. Danh hiệu mà Giáo Hội Đông Phương thường ghi chép bằng chữ vàng, coi như 1 khẩu hiệu trên các ảnh tượng Đức Mẹ . Sở dĩ Đức Mẹ được đặt vào cùng 1 giớí tuyến với Thiên Chúa Ba Ngôi là vì Đức Mẹ đã sinh ra thể xác của Ngôi Hai Thiên Chúa. Và chính Ngôi Hai đã hạ mình làm người. Vì thế Đức Maria luôn luôn xứng đáng được tôn kính cao trọng nhất. Thánh Anselmo đã nói:” Con Đức Chúa Cha hay là con Đức Trinh Nữ Maria cũng là 1 người con” Và từ đó, Đức Mẹ là Nữ Vương của nhân loại. Nhân loại tất cả phải tôn kính Người.
Vây Thiên sứ Gabiriel truyền tin cho Đức Mẹ như thế nào? Theo Phúc Âm thánh Luca (1, 26-38): “ Thuở ấy Thiên sứ Gabiriel được Thiên Chúa sai đến với Trinh Nữ, tên là Maria, đã đính hôn với Juse thuộc nhà Đavit. Vào nhà Trinh Nữ ở. Thiên sứ chào:” Kính mừng tôn nương đầy ơn phước, Chúa ở cùng tôn nương” Những lời chào đó làm cho Maria xao xuyến, và Người ngẫm nghĩ xem lời chào ấy có nghĩa gì ? Thiên sứ tiếp :” Maria đừng sợ, vì tôn nương đã được ân sủng nơi Thiên Chúa. Và này, nơi lòng dạ tôn nương sẽ chịu thai và sinh con trai. Tôn Nương sẽ đặt tên là Jesu. Ngài sẽ được gọi là Đấng Tối Cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi nhà Davit. Cha Ngài và Ngài sẽ hiển trị muôn đời trên nhà Jacob”. Bấy giờ Maria thưa với Thiên sứ:” Điều ấy làm sao được, vì tôi không nghĩ đến việc phu thê” . Thiên Sứ đáp:”Chúa Thánh Thần sẽ đến trên Tôn nương, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên tôn nương. Vì thế trẻ sắp sinh ra được gọi là thánh, là con Thiên Chúa. Kià, bà Isave, chị họ tôn nương, bị tiếng là son sẻ đã cưu mang lúc tuổi già được 6 tháng rồi. Vì với Thiên Chúa, nào có gì mà không thể làm được”. Maria mới nói:” Này tôi là tôi tớ Chúa. Xin hãy thành sự thực ( Fiat ) như lòi Thiên sứ truyền”. Đoạn Thiên sứ cáo biệt Trinh Nữ. Đó là tất cả màu nhiệm truyền tin.
Như vậy thì chuỗi hạt Mân Côi có liên quan đến Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel như thế nào? Ở đây chúng ta cần phải khảo sát : Khi Thiên Sứ đến chào mừng Đức Maria đang cầu nguyện trong 1 căn nhà khó nghèo (theo mạc khải của thánh nữ Isave, nữ tu dòng Benedicto) ước ao được thấy Chúa Cứu thế sinh xuống gian trần, thì Thiên Sứ Gabiriel hiện đến và chào kính Trinh Nữ Maria bằng những lời chào ca tụng trịnh trọng, làm cho Trinh Nữ Maria lo sợ bối rối, không biết lời chào ấy có nghĩa gì. Mẹ càng thấy thiên thần ca ngợi mình, Mẹ càng tự hạ, càng chìm sâu vào cảm quan hư vô của mình . Theo thánh nữ Brigitta : Lúc Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã từ khước lời ca tụng ấy,và chỉ ước ao đươc Thiên Chúa ban cho đầy ơn sủng trước nhan thánh Chúa. Chăm chú đọc Thánh Kinh, Mẹ cũng biết, theo tiên tri Daniel, thì có 1 trinh nữ sẽ làm mẹ Chúa Cứu thế, và Mẹ tự nghĩ rằng: Trinh nữ đó có lẽ sẽ là mình, qua lời chúc tụng qúa cao sang của Thiên sứ, cho nên Mẹ càng sợ hãi, vì thấy mình thật không xứng đáng được diễm phúc đó. Thiên Sứ Gabiriel liền tiếp lời mà rằng: “ Hỡi Maria, Bà đừng sợ, Trinh Nữ đã được nghĩa cùng Chúa. Xin đừng băn khoăn và ngạc nhiên về lời chúc tụng đó. Dù Trinh Nữ có nhìn nhận là bé bỏng, nhưng Thiên Chúa đã tôn vinh những người hèn mọn, đã tác thành cho Trinh Nữ xứng đáng được ân sủng, mà loài người đã làm mất. Chúa đã phòng ngừa Trinh Nũ khỏi vướng lây tì ố, từng bôi xấu toàn thể miêu duệ Adong. Chính vì thế, Thiên Chúa đã ban cho Trinh Nữ ân sủng siêu việt trên hết mọi vị thánh. Cũng chính vì thế, mà hôm nay Thiên Chúa lại tôn nhiệm Trinh Nữ lên làm Mẹ Người…..
Theo thánh Thomas Villanova thì khi nói: Chúa Jesu sinh ra bởi Mẹ Maria , thì đã nói lên tất cả vinh quang tuyệt vời của Mẹ Maria rồi. Bạn cứ biết rằng: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là đủ tất cả rồi. Không còn lời ca tụng nào cao sang hơn nữa, không 1 bài viết nào, 1 cuốn sách nào ngợi khen Đức Mẹ hơn nữa. Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi là chúng ta liên tục đọc đi đọc lại lời chào kính Đức Trinh Nữ Maria: “ Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà “ Đó là câu mở đầu cho kinh Kính Mừng. Nếu không có lời chào của Thiên Sứ Gabiriel, thì ngày nay chúng ta cũng không có kinh Kính Mừng, và cũng không có chuỗi hạt Mân Côi như ngày nay. Vậy mọi người chúng ta phải hết sức tôn trọng kinh Kính Mừng, vì đó là lời chào Thiên sứ của Thiên Chúa. Và cũng là lời chào mà Đức Mẹ hằng yêu thích nhất.
Lời bàn : Hôm nay chúng ta bàn đến kinh Kính Mừng, hay là lời chào của Thiên Sứ Gabiriel. Kinh Kính Mừng là 1 kinh rất trọng mà Đức Mẹ rất lấy làm vui, khi các con cái Mẹ hằng ngày dâng lên cho Mẹ những chuỗi hạt Mân Côi. Có bao nhiêu chuỗi hạt là có bấy nhiêu lời chào kính Đức Mẹ. Khi ta lần 1 chuỗi 50, thì chúng ta chào mừng Mẹ 50 lần. Nếu chúng ta lần 2 chuỗi 50, tức là chúng ta chào mừng Đức Mẹ 100 lần. Đức Mẹ hài lòng biết bao. Vì đó là lời chào Thiên Sứ đại diện cho Thiên Chúa, cho nên lời chào ấy cao trọng biết chừng nào. Vậy ta đừng bao giờ bỏ lần chuỗi Mân Côi cả. Dù bận công việc mấy, cũng cố gắng đọc 50 , hay 100. Đức Mẹ sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta, và phù hộ chúng ta, cả những lúc đau ốm bệnh hoạn. Như vậy, thì ngoài kinh Lạy Cha là kinh mà chính ĐCJ đã lập ra, thì không còn kinh nào cao trọng cho bằng kinh Kính Mừng. Lần chuỗi Mân Côi là phải liên tục đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Tóm lại Chuỗi hạt Mân Côi, suy ra cao trọng và lợi ích biết chừng nào !
TRUYỆN TÍCH 91 :
Chuỗi hạt Mân Côi với cặp vợ chồng trẻ, và 1 đứa con bị tê liệt.
Ở miền nam nước Ý, gần thành phố Pompei, là nơi có Trung Tâm hành hương kính Đức Mẹ Mân côi, lớn nhất nước Ý. Có 1 cặp vợ chồng lấy nhau đã lâu, mà không có con. Anh chồng rất đau buồn vì tình trạng son sẽ của cả 2 vợ chồng. Tuy nhiên anh chồng là 1 người đạo đức. Anh phó thác mặc cho Đức Mẹ lo liệu. Anh thường cùng bạn bè đến thành phố Pompei cầu khẩn, đọc kinh lần hạt xin Đức Mẹ Mân Côi đoái thương cho gia đình anh, có chút sự vui mừng, để yên ủi người vợ đang đau khổ, vì tình trạng son sẻ. Đức Mẹ đã nhận lời anh cầu nguyện, và chẳng bao lâu chị vợ đã có thai, và sinh ra 1 cháu trai mạnh khoẻ, dáng điệu khôi ngô tuấn tú. Cả nhà vui mừng. Vợ chồng anh hứa mỗi ngày lần hạt 3 chuỗi, cảm tạ Đức Mẹ, vì Mẹ đã thương ban cho gia đình anh, được 1 chút yên ùi, để khỏi mang tiếng với bà con lối xóm.
Cuộc sống của anh chị và cháu vẫn trôi chảy bình thường trong hạnh phúc gia đình. Đứa con trai yêu qúy của anh chị, nay đã 8 tuổi, tuổi rất hồn nhiên vui tươi, là nguồn hy vọng của anh chị, thì tự nhiên bị bệnh sốt tê liệt. Cháu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng không có phương pháp nào cứu được cháu cả. Các bác sĩ yên ủi, và khuyên bảo chị đem cháu về. Chỉ còn 1 cách là cầu nguyện cho cháu. Đứng trước hoàn cảnh thương tâm như vậy. Chị vợ đã không cầm nổi được sự đau lòng, đã mang bệnh suy yếu thần kinh rất nặng. Anh chồng tuy nhiên còn có can đảm hơn 1 chút, anh cứ cố gắng tin vào quyền phép Đức Mẹ Mân Côi. Anh nghĩ trước đây mình không có con. Nhờ lời cầu nguyện bằng chuỗi hạt Mân Côi, Đức Mẹ đã ban cho anh 1 đứa con trai kháu khỉnh, thì bây giờ cũng vậy, anh cứ tin tưởng ở Đức Mẹ, và hứa nếu Đức Mẹ chữa khỏi bệnh cho con anh, thì anh sẽ dâng mình phục vụ cho Đức Mẹ Mân Côi, ở ngay trung tâm hành hương Pompei suốt đời anh. Dần dà anh chị bớt đau khổ, và nguồn vui đã đến. Cháu trai mặc dù chưa đi được, nhưng cháu có vẻ mạnh khoẻ, vui tươi. Cháu cũng thường bắt chước cha mẹ đọc kinh Mân Côi tối sáng. Có ai hỏi cháu về tình trạng sức khỏe, thì cháu trả lời tỉnh bơ như không có truyện gì xảy ra. Cả nhà rất phấn khởi, vẫn hằng ngày lần chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, cầu nguyện cho đứa con trai của mình. Anh chồng thì vẫn tiệp tục đi dự thánh lễ hằng ngày, và đến Trung Tâm Hành hương Pompei để cầu xin Đưc Mẹ Mân Côi, cứu gia đình anh. Quả thật Đức Mẹ đã mở bàn tay cứu giúp, đã cho gia đình anh chị được thoát khỏi tai nạn.
Một đêm kia sau khi thức dậy, cả nhà rất vui mừng khi thấy đứa con trai của mình, tự động nhảy xuống giường, và đi lại như người bình thường. Anh đã đến thông báo cho Cha Sở để Ngài chứng kiến 1 phép lạ nhãn tiền, Đức Mẹ đã cứu khỏi 1 cháu trai bị sốt tê kiệt đã lâu năm. Tưởng rằng không phương cứu chữa. Cháu trai đã trở lại đời sống bình thường, và thường theo cha mẹ đến trung tâm hành hương Pompei đọc kinh lần chuỗi cảm tạ Đức Mẹ Mân Côi, và góp phàn vào mọi công tác ở nhà thờ của Trung Tâm .
Lời bàn : Việc Đức Mẹ ban ơn khỏi bệnh nan y qua chuỗi hạt Mân Côi thì rát nhiều, không thể kể sao cho hết được. Như trên chúng tôi đã trình bày: Có nhiều vị thánh khi chữa lành cho người bệnh, đều đã áp dụng phương pháp cầu nguyện cho bệnh nhân bằng chuỗi hạt Mân Côi. Cha thánh Padre Pio 5 dấu, bất cứ ai đến xin Ngài khần, Ngài đều lần chuỗi Mân Côi trước khi chữa bệnh. Cha Phero Maria Trưởng ở Phát diệm, mà người ta thường gọi Ngài là” thánh” cũng vậy. Mỗi khi khấn cho ai, thì Ngài cũng lần chuỗi Mân Côi, và dắt tay họ lên trước bàn thờ Đức Mẹ, trao cho Đức Mẹ cứu giúp. Phương pháp rất đơn giản là chỉ lần chuỗi Mân Côi. Chúng ta cũng vậy, khỏi phải chạy đi đâu xa, tốn tiền , mất thì gìờ , cứ ở nhà đọc kinh lần chuỗi Mân Côi, với lòng tin tưởng tuyệt đối, thì Đức Mẹ sẽ cứu chúng ta. Đã có muôn vàn truyện tích Đức Mẹ đã cứu giúp ngưới ta bằng chuỗi hạt Mân Côi.
TRUYỆN TÍCH 92 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Đức Mẹ La Salette
Phải nói có rất ít người nghe biết về sự lạ Đức Mẹ đã hiện ra tại La Salette, nước Pháp. Nếu đem so sánh sự kiện Đức Mẹ hiện ra tai La Salette mà so sánh với sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức hay ở Fatima thì thực ra cũng không thua kém gì. Tại La Salette, Đức Mẹ còn đưa ra 36 điềm báo cho 2 em thụ khải. 36 điềm báo này còn quan trọng hơn cả 3 Mệnh Lệnh Fatima. Thật thế, vì theo Cha A. Althoffer, người có trách nhiệm trình lên Công Đồng Vatiacan cứu xét. Tác giả đã nhắc lại những gì Đức Mẹ đã nói với 2 em Maximin và Melanie tại La Salette năm 1864. Mệnh lệnh La Salette đã được các Đức Giáo Hoàng Pio lX, và Leo Xlll truyền dạy phải được phổ biến khắp nơi . Mệnh lệnh Fatima chỉ là thi hành Mệnh Lệnh mà Đức Mẹ đã phán bảo tại La Salette. Vậy la Salette là gì và ở đâu, mà lại có liên quan đến chuỗi hạt Mân Côi.
Sự tích như sau: Ngày 19/9/1846, khi các tu sĩ đang hát kinh tại nhà thờ, đến câu: “Ôi, lênh láng thay những dòng nước mắt của Mẹ…” thì trên đỉnh núi Salette nước Pháp , gần dãy núi Alpes, thì Đức Mẹ hiện ra với 2 em chăn chiên Melanie và Maximin. Đức Mẹ vừa nói vừa khóc: “ Khốn cho nhân loại, Chúa sắp nổi cơn giận dữ, giáng xuống trần gian bao nhiêu tai họa. Chúa ruồng bỏ loài người và đổ hình phạt liên tiếp xuống trng 35 năm”. Melanie đã tiết lộ trước khi qua đời rằng: “ Từ khi hiện ra đến lúc biến đi, Đức Mẹ chỉ khóc nức nở. Những giọt lệ, từ trên gò má lăn xuống lấp lánh như những viên ngọc. Trong dịp này Đức Mẹ đầy tình âu yếm nhắn nhủ người ta biết sống cầu nguyện, năng lần chuỗi Mân Côi, thánh hoá các ngày lễ trọng và Chủ Nhật. Đức Mẹ còn cảnh cáo nghiêm khắc những lời nói thô bỉ tục tĩu.
Ở vùng La Salette này, nằm giữa dãy Núi Alpes. Dân chúng nghèo nàn, làm nghề chăn nuôi bò cừu. 2 em thả đàn cừu đi uống nước dưới suối, rồi tìm ghế ngồi nghỉ. Khi trở về chỗ cũ, 2 em thấy 1 bàu lửa sáng rực. Rồi hiện ra 1 bà xinh đẹp ngồi ngay trên ghế đá. Bà tì khuỷu tay lên đầu gối, hơi nghiêng mình về phía trước. có vẻ buồn sầu vô hạn. Các em sợ quá, định lùi lại. Nhưng bà đứng lên bảo các em “Các con đừng sợ, hãy đến đây với Ta. Bà nói: “Nếu người ta không chịu cải thiện đời sống. Ta không còn cách nào ngăn cản cánh tay công thẳng của Con ta được. Ta không bỏ các con. Nhưng trái lại chúng con không làm như vậy. Những kẻ đau thương cũng không biết đến Ta chỉ kêu ca nguyền rủa. Mùa màng hoa màu hư hỏng là tại các con. Hai con phải năng đọc kinh sang tối lần chuỗi hạt Mân Côi kính Ta.” Sau cùng, Đức Mẹ bảo các em truyền bá cho người ta những điều Đức Mẹ dạy.
Ngày nay phong cảnh ở đây rất sầm uất, là 1 trung tâm hành hương không kém Lộ Đức.Sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở La Salette đã được giáo quyền chấp nhận là có thật. Ngày 19/9/1851, Đức Giám Mục De Bruillard đã long trọng tuyên bố:” Ta xét rằng: Sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 2 trẻ mục đồng ngày 19/9/1846 trên dãy núi Alpes, có tất cả những đặc tính chân lý. Giáo dân hãy tin đấy là sự thật. Hội thánh đã đặt 1 kinh kính Đức Mẹ La Salette như sau:” Lạy Nữ Vương La Salette. Mẹ thật sự là Mẹ thương khó. Xin Mẹ hãy nhớ đến những giọt nước mắt mà Mẹ đã đổ ra vì chúng con trên núi Calavario. Mẹ hãy hớ đến những nỗi đau khổ Mẹ phải chịu vì chúng con, để cứu chúng con trước Toà công thẳng Chúa. Bây giờ sau khi đã ban ơn cho con cái Mẹ muôn vàn ơn phúc. Mẹ có thể rời bỏ chúng con được không? Hoàn tiàn tin tưởng ở lòng từ bi, và sự an ủi của Mẹ, chúng con chạy đến sấp mình dưới chân Mẹ, dù rằng chúng con là kẻ vong ân tội lỗi. Ở Nữ Đồng Trinh hay thương xót, xin chớ bỏ lời nguyện chúng con. Xin cho chúng con đuợc ăn năn trở lại với Chúa với Mẹ. Xin làm cho chúng con được kính yêu tôn thờ Chúa Jesu trên hết mọi sự. Để đẹp lòng Mẹ, chúng con sẽ quyết sống đạo dức, thánh thiện, năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, hầu ngày sau chúng con được xem thấy mặt Chúa và Đức Mẹ đời đời Amen.
Lời bàn : Đó là sự tích Đức Mẹ La Salette mà ít khi chúng ta nói đến. Sự tích La Salette có tất cả những điều bí mật cũng như những điều Bí Mật ở Fatima, Mà LM A. Althoffer đã đệ trình Công đồng Vatican cứu xét. 36 điềm báo đã được ghi chép nguyên văn trong Cuốn sách Học Thuyết Trinh Nữ Maria, trang 372. Có 1 điều đặc biết là tại La Salette, Đức Mẹ cũng khuyên bảo 2 em năng lần chuỗi Mân Côi thì sẽ được mùa màng. Khoai lang sẽ trở nên tốt tươi. Vì ở vùng này đất đai khô cằn, cho nên người ta thèm cả từng củ khoai lang.
TRUYỆN TÍCH 93 :
Chuỗi hạt Mân Côi với các tượng Đức Mẹ khóc nhiều nơi trên thế giới
Nếu có ai đã từng đọc cuồn sách “ Giọt lệ máu” hoặc cuốn “Segno Dei Tempi” đã được Giáo Hội Koa Kỳ cho in và phổ biến, thì sẽ thấy rất nhiều nơi Đức Mẹ đã khóc. Không thể kể ra cho hết được. Chỉ có 1 điều là tin hay không tin. Tại sao tin, và tại sao không tin. ? Những người trước khi tin, là họ đã có những lý luận thật xác đáng. Còn những ngưòi không tin, vì nhiều lý do: lý do gia đình, lý do uy tín, lý do chính trị nữa. Việc tượng Đức Mẹ khóc, làm xôn xao dư luận thế giới. Phe bênh vực Giáo Hội thì qủa quyết là có thật. Phe chống đối, thì cho là âm mưu 1 số người lợi dụng tạo ra nước mắt cho các tượng thánh, rồi tuyên bố ầm ỹ là Đức Mẹ khóc nơi này nơi nọ. Chúng tôi không chủ trương đi vào chi tiết từng sự viêc Đức Mẹ đã khóc. Vì nếu phải kể ra thì không có giấy bút nào viết ra cho hết được. Trong số các tương Đức Mẹ khóc, có trường họp đã được công nhận sau khi mở cuộc điều tra, có trường họp chưa được công nhận, mặc dù là đó là sự thực.
Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ra 1 trường hợp duy nhất, để làm chứng cho sự kiện Đức Mẹ khóc tại Nhật Bản năm 1975. Tượng Đức Mẹ bằng gỗ, cao 1m, đứng trên qủa điạ cầu, 2 bàn tay mở xoè, tự nhiên chảy máu chiếu sáng, tỏa ra mùi thơm, đã nói và khóc. Tượng này trước kia đặt ở tu viên “Tôi Tớ Thánh Thể” ở Akita, thuộc Giáo phận Đức Cha Yto. Năm 1982 Đức Cha Ito đã thâu thập tài liệu đầy đủ và trình về Roma. Trong vòng 2 năm, tượng Đức Mẹ khóc ở Akita đã lôi cuốn không biết bao nhiêu người Nhật Bản kể cả lương giáo. Sau nhiều cuộc điều tra rất tỉ mỉ ( như chúng ta đã biết ngưòi Nhật rất là kỹ lưỡng trong vấn đề này. Vì họ sợ mang tiếng, cho nên đã có nhiều nhà khoa học Nhật Bản đến tận nơi nghiên cứu) Các nhà khoa học ấy đều xác nhận là không ai có thể giả mạo được. Vì là tượng bằng gỗ. Trong 6 năm 9 tháng, tượng Đức Mẹ Akita đã khóc 101 lần. Các giọt nước mắt của Đức Mẹ đã được thí nghiệm ở trường Đại Học Akita và Difu. Kết qủa cho biết là nước mắt thật của con người , và máu thuộc loại máu O.
Các nhà khoa học Nhật Bản nhìn nhận đây là 1 hiện tượng “ngoại nhiên”. Có 1 điều đặc biệt là mổi khi tượng Đức Mẹ Akita khóc như vậy, thì Đức Cha Ito đều khuyên bảo giáo dân hãy lần hạt đến tạ Trái Tim Đưc Mẹ và yên ủỉ Đức Mẹ. Trong cuốn sách Giọt Lệ máu, còn cho biết mỗi khi nghe thấy tin Đức Mẹ khóc nơi này nơi nọ, thì giáo dân đều quỳ lần hạt rất sốt sắng.
Lời bàn : Chúng tôi đã đọc rất nhiều những hiện tượng Đức Mẹ khóc như vậy. Người thì cho là thật, người thì cho là giả. Thí dụ: tượng Đức Mẹ Hoà Bình ở Saigon là có khóc thật . Nhưng vì 1 lý do chính tr5i nào đó mà bây giờ người ta không còn nói đến nữa. Cũng như tượng Đức Mẹ ở Sacramento cũng đã khóc thật. Nhưng rồi vì lý do nào đó, mà ngày nay cũng quên luôn. Xin nhớ rằng không phải lúc nào Đức Mẹ cũng khóc. Có khi khóc có khi không. Riêng phần chúng tôi đã nghiên cứu và viết rất nhiều tài liệu về sự kiện Đức Mẹ khóc nhiều nơi trên thế giới ( Học Thuyết Trinh Nữ Maria trang 343). Cho nên chúng tôi rất tin tưởng vào sự kiện Đức Mẹ khóc là có thật. Dù rằng Toà Tổng Giám Mục Saigon có lý do nào đó, mà chưa tuyên bố xác nhận, hay không xác nhận, là quyền và nhiệm vụ của Toà Tổng Giám Mục. Vì trong lúc khó khăn này, công an cảnh sát đầy đường, ai dại gì mà leo lên tượng Đức Mẹ bôi lên 1 vệt nước mắt, rồi tri hô lên là Đức Mẹ khóc ! Chỉ có 1 điều duy nhất đặc biệt là, hễ ai đến viếng Đức Mẹ khóc thì đều lần chuỗi Mân Côi, và ăn năn đi xưng tội. Đó là 1 sự thành công lớn.
TRUYỆN TÍCH 94 :
Chuỗi hạt Mân Côi với Nữ Chân Phước Agreda
Nếu chúng ta đọc hết cuốn sách “Thần Đô Huyền Nhiệm” của Nữ Chân Phước Agreda, thì chúng ta mới thấy : Đúng là sự huyền nhiệm của Thiên Chúa, khi muốn tỏ cho nhân loại biết cả cuộc đời Đức Mẹ như thế nào. Vì từ trước đến nay nhiều người , nhiều phe phái nổi lên chống đối Đức Nữ đồng trinh Maria: Ngườ8i thì cho Đức Mẹ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ chỉ sinh Đức Chúa Jesu về phương diện lòai người . Người thì cho Đức Mẹ cũng là con cháu Adong + Eva, thì tất nhiên phải mắc tội tổ Tông. Người thì cho Đức Mẹ chỉ đồng trinh khi sanh ra Đức Chúa Jesu. Người thì cho Đức Mẹ khi chết cũng như mọi người, không được ơn hồn xác lên trời. Bấy nhiêu giả thuyết đều xúc phạm đến Đức Mẹ. Vậy khi ta đọc cuốn sách Huyền Đô Huyền Nhiệm của Chân Phước Agreda, thì chúng ta mới thấy tất cả sự thực về Đức Mẹ. Ngay khi cuốn sách của Chân Phước được phát hành, đã có nhiều phe nổi lên chống phá dữ dội. Họ cho đây là 1 cuốn sách do óc tưởng tượng của Bà Agreda. Nhiều nhà thần học cũng đã viết bài chống đối. Nhưng việc Chúa và Đức Mẹ đã làm thì không có 1 sức mạnh nào chống phá được. Vậy tại sao Đức Mẹ bị chống đối dữ dằn như vậy. Trước hết cuộc đời Đức Mẹ bị che khuất quá nhiều trong bóng im lặng. Phúc Âm rất ít nói về Đức Mẹ, ngoài 1,2 chi tiết có liên quan đến cuộc đời Đức Chúa Jesu. Đến nỗi thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã phải nói:” Qua Phúc Âm ta chẳng biết gì vế Đức Mẹ cả. Chẳng biết Đức Mẹ sinh ra bao giờ, chết khi nào”. Nhiều nhà thần học, giáo phụ, đã viết rất nhiều sách đề cao gía trị Đức Mẹ. Nhưng tất cả chỉ là sản phẩm của con người, không đáp ứng được lòng mong muốn của các con cái Đức Mẹ. Chính Thiên Chúa và Đức Mẹ cũng muốn tỏ ra cho nhân loại biết tất cả sự thực về Đức Mẹ.
Cho nên vào thế kỷ 17, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phép bày tỏ cả cuộc đời của Mẹ trong 1 cuộc mạc khai tư, với nữ tu dòng thánh Clara. bà ấy là Bà đáng kính Maria Agreda, sinh ngày 2/4/1602 tại 1 thị trấn nhỏ trong nước Tây Ban Nha . Maria Agreda từ nhỏ trong sạch, sốt sắng như 1 thiên thần. Ma qủy hằng quấy phá Bà đêm ngày. Năm lên 25 tuổi, Bà đã làm đan viện mới trong 1 tu viện mà đã tổ chức. Đức Mẹ đã ban cho Bà nhiều ơn lạ, và cho Bà biết tất cả cuộc đời thực sự của Đức Mẹ. Đức Mẹ nói với Bà:” Mẹ muốn rằng khi con còn sống ở cuộc đời buốn thảm này…Con hãy viết và thuật lại cuộc đời Mẹ, để làm nơi nương ẩn cho họ trong 1 đôn thành huyền bí (mystica civitas). Bà đã vâng lời Đức Mẹ và đã viết tất cả điều được Đức Mẹ mạc khải. Khi viết xong được tâu lên Hoàng Đề nước Tây Ban Nha. Vua cho sao ngay lại 1 bản để làm kỷ niệm. Còn bản thảo đã được đốt đi theo lệnh cha giải tội tạm thời. Vì ông này cho là truyện hư cấu. Đến khi cha giải tội chính thức của Bà về, thì lại yêu cầu Bà phải viết 1 bản khác. Chúa Jesu và Đức Mẹ Maria lại hiện ra với Bà, và bảo :” Con hãy cố gắng viết lại lần thứ 2 này, và bổ túc thêm. Mẹ sẽ chúc lành cho con” Vâng lời, Bà lại đã viết 1 bản khác. Đến khi đem so sánh đối chiếu với bản cũ của nhà Vua còn giữ lại, thấy trùng hợp lạ lùng. Dòng thánh Phanxico liền cho triệu tập các nhà thần học để khảo sát, thì đều xác nhận là đúng. Sau đó nhà dòng đã ủy nhiệm cho cha Samaniego đứng ra xuất bản, lấy tên là “ Thần Đô Huyền Nhiệm”.
Thánh bộ Lễ Nghi cho phép tiến hành thủ tục tra án phong Chân Phước và Hiển thánh cho Bà Maria Agreda. Giáo Hội đã minh nhiên kuyến khích đọc và tin cuộc đời Đức Mẹ Maria qua mạc khải cho Bà Chân Phước Agreda . Chính Đức Giáo Hoàng Pio Xll cũng khuyến khích đọc tài liệu của Bà Agreda, theo Tông sắc: Ad coeli Reginam ngày 11/10/1954. Đức Giáo Hoàng Benedicto XlV, còn ra 2 Sắc lệnh năm 1754 và 1757 xác nhận cuốn sách Huyền Đô Huyền nhiệm là có các cơ sở chân lý . Sau khi khảo cứu đề tài này, chúng tôi được biết : Bà Chân Phước Maria Agreda rất có lòng sùng kính Đức Mẹ. Bà lần chuỗi Mân Côi hầu như suốt ngày. Cho nên có lần Đức Mẹ đã hiện ra với Người, và phán bảo nhiều điều bí mật. Bà nói : Tôi thấy Đức Mẹ rất đẹp đẽ, nếu không có ánh sáng đức tin, tôi đã nhìn nhận Mẹ là Thiên Chúa.
Vậy theo nguyên tắc các thánh đề ra, thì chỉ có ai có lòng kính mền Đức Mẹ bằng chuỗi hạt Mân Côi, thì mới được Đức Mẹ hiện ra như thế. Mà muốn được như thế, thì cần phải năng lần chuỗi Mân Côi.
Lời bàn : Khảo cứu trong Lịch sử Hội Thánh, cũng như các truyện tích về Đức Mẹ, thì chúng ta thấy rằng: hễ ai có lòng kính mến Đức Mẹ càng nhiều, thì càng năng lần chuỗi Mân Côi. Cho nên hình như Đức Mẹ chỉ hiện ra với những đối tượng nào, mà Đức Mẹ thấy năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Cha Thánh Padre Pio 5 dầu, Cha thánh Joan Vanney, Cha Trần Lục ở Phát Diệm…đều là những người tuyệt đối có lòng kính mến Đức Mẹ bằng chuỗi hạt Mân Côi, thì Đức Mẹ đã cho các Ngài làm những công việc lớn lao như vậy. Chân Phước Agreda đã nhiều lần bị chống đối dữ dội. Người ta cho truyện bà viết là hư cấu theo óc tưởng tượng. Tưởng rằng sẽ bị thất bại, nhưng việc Thiên Chúa và Đức Mẹ làm thì không ai chối cãi được. Sau khi khảo cứu thật kỹ lưỡng, Giáo Hội Hoa kỳ đã công nhận cuốn sách thật có đầy đủ chân lý, và ý nghiã cao siêu, có tính thần học rất cao, và hoàn toàn do linh ứng của Đức Chúa Thánh Thần với Nữ Chân Phước Agreda vậy. Cho nên cho phép được in và phổ biến khắp nơi trong Giáo Hội Hoa Kỳ.
TRUYỆN TÍCH 95 :
Chuỗi hạt Mân Côi với thiên tai, ôn dịch, thần khí, giặc giã.
Có 1 điều rất đơn giản là người ta sống ở thế gian này chỉ là con đường đi, để về quê thật. Cho nên luôn phải ý thức như vậy, thì khi gặp những thiên tai, ôn dịch, mất mùa, giặc gĩa, đói khát, bão táp, lụt lội thì mới thấy cuộc đời trên trần thế này là giả trá , nay còn mai mất. Cuộc sống là 1 sự thử thách. Chính vì vậy mà nhiếu người đã bán hết tài sản của mình để đi tu, hoặc vào rừng núi, sống chiêm niệm với Chúa. Người đời cho là lập dị , ngu xuẩn. Sống ở nhà mà tu hành thì vẫn tốt. Nhưng mỗi người có 1 quan niệm khác nhau. Thánh Phanxico khó khăn bị coi là lập dị, mỗi khi đi qua đường thấy 1 bông hoa đẹp thì Người dừng chân lại mà ngắm cùng ca ngợi Thiên Chúa. Lại cũng có những vị thánh làm những việc mà người ta cho là mê tín. Cho nên cuộc sống ở thế gian này là bất thường, nay còn mai mất. Chúng ta đã thấy chỉ trong chốc lát mà cả mấy thành tỉnh đã biến tan theo ngọn sóng thần ở Indonesia . Đêm ngủ sáng dậy, đi làm, tưởng rồi sẽ về, nhưng rồi đi luôn không bao giở trở lại. Đó là triết ký cuộc sống trên thế gian này.
Trái đất này đã biến chuyển qua bao nhiêu thế hệ. Hiện nay vẫn còn nhiều thành phố chôn vùi dưới đất sâu, chứng tỏ sự biến chuyển của võ trái đất này luôn luôn xảy ra không ngừng. mà khi nó đã xẩy ra như vậy, là có thiên tai, làm chết hằng mầy chục triệu người. Có những trận động đất làm tiêu tan cả 1 vùng rộng lớn. Bao nhiêu sinh vật sống trong đó đếu chết hết.Cho nên cuộc sống chỉ là phù du, nay còn mai mất. Là người công giáo, chúng ta phải luôn luôn ý thức được như vậy. Đối với Thiên Chúa thì Ngài chỉ cho là loài người sống tạm bợ trên thế gian nay mà thôi. Cho nên có người trách móc tại sao Thiên Chúa lòng lành vô cùng, và nhân từ vô cùng, lại để xảy ra những thiên tai giết chết hằng triệu người như vậy. Không, những thiên tai xảy ra chính là sự công bằng của Thiên Chúa. Ngày nay loài người phạm tội quá nhiều. Còn nhiều hơn gấp vạn lần thởi kỳ Hồng Thủy nữa. Loài người đã trác táng, phá thai, dâm loạn, đến nỗi Chúa không còn chịu nổi nữa, nếu không có bàn tay Đức Mẹ giơ lên để cứu vãn. Những thiên tai mà loài người phải gánh chịu là: Ôn dịch, thần khí mất mùa giặc giã, đói khát, sóng gió, bão táp, sóng thần. Ngay trên đất Mỹ này, 1 nước hết sức văn minh khoa học kỹ thuật cao, mà cũng không làm gì được với thiên tai hoả hoạn. Mùa hè nóng nực mà cũng có hằng người đã chết nóng. Mùa đông tuyết lạnh, lại cũng có cả trăm người chết rét, thì thử hỏi các nước kém văn minh, thì sống sao nổi với các thiên tai. Cho nên chúng ta vẫn phải bám vào Thiên Chúa vào Đức Mẹ. Biết bao nhiêu phép là Đức Mẹ đã làm để cứu những người con của Mẹ, khi tai nạn hoả hoạn xảy đến.
Nếu thời đại ông Noe mà có Đức Mẹ, chắc Đức Mẹ cũng sẽ gìn giữ nhân loại cho khỏi đại lụt Hồng Thủy . Ngày nay người ta còn phạm tội nặng hơn gấp trăm ngàn lần, mà Đức Mẹ đã cứu khỏi bàn tay công thẳng của Thiên Chúa, thì thật hạnh phúc biết bao! Vậy khi có thiên tai xảy đến thì người công giáo chúng ta phải làm gì? Nguyên tắc thứ 1, là phải ăn năn xám hối, Xin Chúa thứ tha các tội đã phạm, kể như là ăn năn tội cách trọn. Nguyên tắc thứ 2, là phải lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Tất cả gia đình những ai rảnh rỗi phải quỳ lên, cầu khần Đức Mẹ bằng lần chuỗi Mân Côi, kể cả con trẻ từ 5 tuổi trở lên, phải tập cho chúng biết lần chuỗi Mân Côi. Vậy ngay từ bây giờ phải tập luôn là mang theo chuỗi hạt Mân Côi trong mình, đeo ở cổ, bỏ trong úi áo, túi quần. Như Đức Mẹ đã hứa ai mang ảnh Mẹ thì sẽ được Đức Mẹ luôn luôn cứu giúp khỏi mọi tai nạn.
Lời bàn : Kinh nghiệm cho biết, mỗi khi có thiên tai xảy đến thì những ai biết bám vào chuỗi Mân Côi thì đều được Đức Mẹ cứu giúp thoát khỏi tai nạn. Ỏ Indonesia , khi có sóng thần tràn ngầp vào đất liền phá hủy giết chết hằng trăm ngàn người. Vậy mà chỉ có những ai tập trung lần chuỗi Mân Côi trong 1 nhà thờ sát bờ biển, thì được an toàn. Bão ở New Orleans làm cho nhiều người phải di tản mất nhà mất cửa. Chỉ có gia đình nào không có điều kiện di tản, tập trung đọc kinh lần hạt thì Đúc Mẹ đã cứu. Nước lụt không vào đến chân giường, trong khi ở khu vực chung quanh, nưóc nổi lên lênh láng, làm cho nhiều tài sản bị hư hỏng. Có nhiều người bảo: Đó chỉ là may rủi mà thôi. Chính cha thánh Padre Pio 5 dấu cũng nói rõ: khi có các tai nạn xảy ra, thì các con cần phải lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ thì sẽ được tai qua nạn khỏi.
TRUYỆN TÍCH 96 :
Chuỗi hạt Mân Côi với những người mắc bệnh nan y.
Việc Đức Mẹ cứu chữa những người mắc bệnh nan y thì qúa nhiều, không thể kể cho hết được. Đây chỉ là nguyên tắc mà chúng tôi đưa ra để làm đề tài suy luận: Ai cũng phải chết, đó là quy luật. Có thể tránh được những tai họa sắp xảy đến cho mình. Nhưng không ai tránh được khi án tử của mình sắp đến. Chính vì thế, mà có nhiều người, khi biết mình sắp chết, thì xin về hưu, hay tìm 1 chỗ nào vắng vẻ yên tịnh để lo cầu nguyện, đọc kinh xin ơn chết lành. Đó là sự khôn ngoan của người biết lo xa. Thánh Alphongso Giám Mục, Đấng sáng lập dòng Chúa Cứu thế, xin về hưu để được dọn mình chết lành. 1 vị thánh lớn như vậy, cả đời phục vụ cho Chúa, và cho Đức Mẹ, mà còn lo sợ đến sự chết như vây. Huống hồ chúng ta thì sao?
Nguyên tắc là ai cũng phải chết. Vậy phải chết thể nào, cách nào, cho xuông sẻ . Đó là triết lý trong bài này. Muốn chết, thì phải có bệnh. Bệnh nặng hay nhẹ là tuỳ ơn Chúa ban cho từng người. Nhưng phải hiểu rằng: bệnh là 1 hình thức Chúa thử thách để cho ta phải gánh chịu để được chia sẻ với sự đau khổ của Chúa Jesu trên thánh giá. Nếu ta chịu bệnh cho nên, thì không 1 công phúc nào đền tội hữu hiệu cho bằng bệnh tật. Những ai mắc bệnh nặng, thì bề ngoài xem ra đau khổ xui xẻo, nhưng thật sự bên trong, họ là những người được ơn hơn cả. Có linh hồn hiện về cho biết thà chịu bệnh ở trên thế gian này 100 năm, còn hơn phải đền tội nơi luyên ngục 1 ngày. Nhưng Chúa và Đức Mẹ đã cho ta những ơn để được rút ngắn thời gian trong luyện ngục. Đó là chịu bênh cho nên , mà không hề kêu ca. Tuy nhiên, là con người thì cần phải chịu đau khổ. Nếu có ơn Chúa thì chịu đựng được để đền tội. Nếu không có ơn Chúa, thì đàng nào cũng phải chịu, mà chịu như vậy, thì không đươc lập công gì hết. Do đó, những người có bệnh nan y, thì phải cảm tạ Chúa, vì đã cho mình được có phương tiện đền tội ở thế gian này, hơn là phải đền trong luyện ngục.
Vậy những ai mắc bệnh nan y, không phương cứu chữa, thì hãy bám lấy chuỗi hạt Mân Côi, xin Đức Mẹ thêm sức cho mình được sức can đảm chịu bệnh cho nên. Nhất là phải năng lần chuỗi Mân Côi hằng ngày, cầu xin Đức Mẹ, hoặc cho khỏi bệnh, hoặc cho mình được ơn can đảm chịu bệnh cho nên. Đừng ngã lòng. Biết bao nhiêu người đưọc Đức Mẹ thử thách, nhưng nếu cứ 1 lòng vững vàng, thì được Đức Mẹ cứu thoát. Tôi thấy có nhiều người mắc bệnh nan y, không phương cứu chữa. Thế mà chỉ trong 1 thời gian, người ấy đã cho biết là đã được Đức Mẹ cứu thoát, nhờ vào chuỗi hạt Mân Côi. Các bạn cứ tin đi. Nếu các bạn đang mắc bệnh lâm nguy. 1 mặt cứ phải đi Bác sỉ, 1 mặt cứ bám lấy Đức Mẹ. Chúng tôi tin chắc Đức Mẹ sẽ cứu thiát các bạn ngay. Đó là kinh nghiệm mà chúng tôi đã thấy rất nhiều như vậy. Ta thấy ngay ở Lộ Đức và ở Fatima, những người được Đúc Mẹ cho khỏi bệnh, đều là những người có lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi, và năng lần chuỗi Mân Côi. Có 1 điều rất chắc chắn là theo thánh Louis Marie Grignion de Montfort, là hễ ai mắc chứng bệnh nan y không phương cứu chữa, thì người nhà cứ phải đeo vào cổ cho bệnh nhân chuỗi hạt Mân Côi, xin Đức Mẹ gìn giữ họ đêm ngày. Dù nhà thương có bắt tháo gỡ cũng không chịu, hoặc tìm lúc khác thuận tiện để đeo vào cổ cho bệnh nhân. Xin Đức Mẹ ban cho những người đang mắc bệnh nan y, được đọc bài này để làm như điều Đức Mẹ mong muốn.
Lời bàn : Nếu nói tin vào chuỗi hạt Mân Côi, mà được Đức Mẹ cứu thoát cho khỏi bệnh nan y thì đã có rất nhiều bài, ngay trong cuốn sách này. Có điều là nhiều người chúng ta chưa tin đủ. Có bệnh thì chạy 4 phương là đúng. Nhưng chạy đâu thì cứ chạy, nhưng cứ phải bám lấy Đức Mẹ. Có nhiều người hầu như ngã long, không tin tưởng, cho nên cứ chạy chữa hết chỗ này đến chỗ khác. Rồi cuối cùng, cũng lại phải chạy đến với Đức Mẹ. Lại cũng có người xin khấn được như ý. Khi được như ý rồi, thì lại bảo đó là may rủi. Con người ta khi không vững mạnh, thì tỏ ra muôn vàn lý do để từ chối ơn Đức Mẹ ban cho mình. Cho nên điều Đức Mẹ ước mong là con cái Mẹ hãy hoàn toàn phó thác mình trong tay Mẹ, để Mẹ định đoạt lo liệu cho, thì chắc chắn 100%, mà mìmh khỏi phải lo lắng gì hết.
TRUYỆN TÍCH 97 :
Chuỗi hạt Mân Côi cứu cả 1 thành phố khỏi chết trong vòng lửa đạn.
Tại 1 thành phố gần chiến lũy Magino của Pháp. Khi quân Đức biết đã có rất nhiều sĩ quan, binh lính và người dân vào đấy, để trú ngụ hầu tránh bom đạn. Thầy tình thế quá căng thẳng. Quân Đức dã bao vây chung quanh chỉ cỏn nhả đạn, và bom bay V2 thì sẽ tiêu diệt hầu hết sĩ quan, binh lính và dân quân trong đó. Đứng trước tình thế rất căng thẳng. Mọi người bảo nhau, bây giờ chỉ còn 1 phương pháp duy nhất là tất cả tập trung đọc kinh lần chuỗi Mân Côi, xin Đức Mẹ che chở. Đang khi người ta còn đọc kinh thì có đoàn quân tiếp viện từ đàng xa, đánh tập hậu quân Đức Quốc xã. Thế là quân Đức tự nhiên bỏ hàng ngũ tháo chạy về căn cứ của chúng cách xa khoảng chừng 10 dặm đường. Quân tiệp viện tiếp tục đuổi theo, và đánh 1 trận khá uy hùng, làm cho địch quân thiệt hại rất nặng. Kiểm điểm lại quân Pháp không thắng hoàn toàn trong trận này, nhưng cũng đã tịch thu được 1 số quân trang quân dụng của địch bỏ lại trên chiến trường.
Tất cả mọi người sĩ quan, cũng như binh lính, đều xác nhận là do những Chuỗi hạt Mân Côi mà toàn quân, toàn dân, đọc kinh dâng lên cho Đức Mẹ, xin Mẹ cứư giúp để cho mọi người thoát khỏi chết vào trong tay giặc. Để kỷ nuiện 1 ơn đặc biệt của Đức Mẹ, người ta đã cho xây dựng 1 căn nhà thờ nhỏ tại đây, mang danh hiệu là nhà thờ “Đức Mẹ Mân Côi chiến thắng” để kỷ niêm 1 phép lạ mà Đức Mẹ đã cứu dân quân bằng chuỗi hạt Mân Côi.
Lời bàn : Nếu phải kể những ơn đặc biệt như vậy, thì không bút nào tả ra cho hết được. Đấy chỉ là 1 ơn rất nhỏ mà Đức Mẹ đã ban cho những ai có lòng trông cậy Đức Mẹ bằng chuỗi hạt Mân Côi. Tại rất nhiều mặt trận ở thế giới chiến tranh1 và 2, đã có biết bao nhiêu phép lạ đã xảy ra cho binh lính Pháp và lê dương. Đức Mẹ đã cứu biết bao nhiêu binh lính của cả 2 bên. Chúng ta cũng biết rằng: binh lính của Pháp hay của Đức, cũng có rất nhiều người công giáo đi theo, của cả 2 bên. Mà họ đều cũng là những người công giáo có 1 giáo lý như nhau, và cùng là con cái Đức Mẹ Mân Côi, và họ cũng đều lần hạt kínhĐức Mẹ Mân Côi như nhau. Cho nên khi Đức Mẹ cứu ai, thì không phân biệt là quân nào, miễn là ai có lòng tin tưởng vào chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Mẹ là đủ.
TRUYỆN TÍCH 98 :
Chuỗi hạt Mân Côi với giờ lâm chung của mọi người
Có 1 điều chắc chắn là chúng ta ai cũng phải chết. Dù Vua quan, chức quyền cao sang, thì rồi cũng phải chết, mà chết rồi thí ai cũng như ai. Vì thế ngạn ngữ Pháp có 1 câu nói bất hủ sau đây: “Tous sont egaux après la mort “ ( tất cả mọi người đều ngang hàng với nhau, sau khi chết). Khi chết rồi không còn ai thống trị ai, cai trị ai nữa.) Thiên Chúa xét xử rất công bằng. Mọi người đều phải trả nợ Thiên Chúa bằng những câu trả lời: Có làm tròn nhiệm vụ được giao phó hay không? Người ta sống ở thế gian này, như là 1 tấn tuồng cải lương . Các vai trên sân khấu, đủ thành phần vua chúa, hề cải lương , thằng bé giúp việc. Nhưng hễ vai nào xuất hiện, mà đóng đúng vai của mình, thì khán giả thích thú vỗ tay khen ngợi. Còn những vai nào, dù đóng vai Vua Chúa, mà không lột được bộ mặt thật như Vua thì cũng bị người ta chê cười.
Cuộc sống trên thế gian này cũng thế. Chúa trao cho mỗi người 1 vai trò, 1 nhiệm vụ, làm sao cho đúng với nhiệm vụ mình đã nhận lãnh với Thiên Chúa, thì kết quả thành công. Không phải làm Giáo Hoàng mà nên thánh. Chúng ta thấy trong Hội Thánh từ trước tới nay là 265 vị Giáo Hoàng mà thực sự chỉ có chừng 78 vị là thánh, và 8 vị là chân phước. Vậy thì các vị khác thì sao? Chúa phán xét không giống như con người ta nghĩ đâu. Cho nên ngay từ bây giờ, chúng ta phải lo đến sự chết. Có người bảo tôi còn trẻ mà, chưa chết đâu. Thử vào các nhà thương mà xem, những người trẻ chết thiếu gì. Vậy những người công giáo dù già, dù trẻ, hãy lo dọn mình chết ngay từ bây giờ kẻo muộn không kịp. Mà muốn dọn mình chết ngay từ bây giờ, thì phải lo sửa soạn tâm hồn cũng ngay từ bây giờ. Muốn được ơn chết lành trong giờ sau hết, thì chúng ta hãy bám lấy Đức Mẹ. Muốn bám lấy Đức Mẹ, tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ, thì không gì bằng mộ mến chuỗi hạt Mân Côi của Đức Mẹ, tức là năng lần chuỗi Mân Côi. Muốn tỏ ra mộ mến chuỗi Mân Côi thì hãy đeo chuỗi hạt Mân Côi ở cổ , bỏ chuổi Mân Côi trong mình.
Làm được như vậy, thì lúc nào mình cũng yên trí, không còn phải lo lắng gì nữa. Nhiều vị thánh khi đến giờ lâm chung , miệng vẫn lâm râm lần chuỗi Mân Côi cho đến khi tắt thở. Ôi ! hạnh phúc thay cho những người được dọn mình chết lành như vậy.
Lời bàn : Người khôn ngoan thì biết lo xa. Cuộc sống ở thế gian này chóng qua như nước chảy qua cầu. Cho nên lúc nào cũng phải chuẩn bị cái chết luôn luôn. Ra đi rồi, không bao giờ trở lại là truyên bình thường. Mà muốn không còn lo lắng gì vế cái chết, thì tốt nhất là bám lấy Đức Mẹ, tức là bám lấy chuỗi Mân Côi. Đi đâu cũng mang theo chuỗi hạt Mân Côi bên mình, thì lúc nào cũng yên trí.Dù đi xa xôi cách trở, cũng không lo sợ, vì đã được bảo đảm. Đức Mẹ sẽ cứu giúp chúng ta mọi nơi, mọi lúc.
TRUYỆN TÍCH 99:
( xem bài Truyện Tích 99 ờ trên)
TRUYỆN TÍCH 100:
Chuỗi hạt Mân Côi với Chương trình thực hiện 3 Mệnh lệnh Fatima
Vào đầu thề kỷ 20, các nước Âu Châu tràn ngập những học huyết vô thần, vô tôn giáo. Tại Nga chủ thuyết cộng sản đang thắng thế, và lôi kéo bao nhiêu các nước chư hầu noi theo chủ nghĩa duy vật, chối bỏ Thiên Chúa. Đang lúc ấy thì tại nước Bồ đào Nha (Portugal). Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ chăn chiên đơn sơ chầt phác, truyền bá 3 ML/F của Thiên Chúa cho loài người. Đó là:
1- Ăn năn tội cải thiện đời sống
2- Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ
3- Lần hạt Mân Côi
Trong Thông Điệp Benedicite Deum ngày 31/10/1942, Đức Giáo Hoàng Pio Xll đã kêu gọi toàn thế giới công giáo hãy thực hiện 3 ML/F, và dâng cả loài người cho Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ. Ngài nói: “Thực hiện 3 ML/F là phương pháp cứu rỗi chắc chắn nhất.
Vậy 3 Mệnh lệnh Fatima là gì? Bởi đâu mà có 3 ML/F? Có phải Hội Thánh đã tạo ra chương trình thục hiện 3 ML/F, rồi nói là Đức Mẹ khi hiện ra đã phàn bảo như vậy. Người công giáo chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề này cho thật kỹ, để truyến bá cho người khác. Vì sẽ có nhiều kẻ xấu chống đối và phản bác lại.
Trong 6 lần hiện ra tại Fatima. Đức Mẹ đã làm rất nhiều phép lạ. Đặc biệt là ngày 13/10/1917 Đức Mẹ đã làm 1 phép lạ cả thể: mặt trời xoay vần nhảy múa, mà ngày này có người còn sống đã chứng kiến phép lạ ấy, kể lại 1 cách tinh vi rõ ràng. Người làm chứng quan trọng nhất chính là chị nữ tu Lucia. Chị đã viết rất nhiều sách nói về sự kiện Đức Mẹ hiện ra tai Fatima với 3 thánh trẻ, mà chị là 1 trong 3 trẻ đó. Đúng như lời Đức Mẹ nói khi hiện ra lần thứ 1 ngày 13/5/1917: “ Mẹ sẽ đem 2 em con về Trời. Còn con, phải ở lai thế gian này, để làm cho người ta biết Ta và yêu mến Ta”. Chị đã sống rất lâu trên thế gian này. Chị chi mới qua đời cách đây mấy năm, khi chi đả 97 tuổi. Còn chứng minh nào rõ ràng hơn nữa !
Chúng tôi không chủ trương kể lại lịch sử về Fatima, vì đã có rất nhiều tài liệu sách vở nói về sự tích này. Điều quan trọng nhất là chúng tôi muốn chứng minh 3 ML/F là chính do Đức Mẹ đã phán truyên với các em thụ khải, khi Ngài hiện ra với các em. Cái lý do quan trọng nhất để các em được nhìn thấy Đức Mẹ Fatima 6 lần, chính là vì các em là những đứa trẻ ngoan ngoãn, sốt sắng năng lần chuỗi Mân Côi hằng ngày. Cả đến những lúc nghỉ trưa, cho đàn chiên uống nước, các em cũng tìm thời giở để lần chuỗi Mân Côi. Vậy Đức Mẹ đã nói gì về 3 ML/F:
1 - Ăn năn tội cải thiện đời sống:
- Ngày 13/5/1917. Đức Mẹ đã nói: “ Các con phải chiụ mọi đau khổ để đền bù tội lỗi và cầu xin cho kẻ có tội ăn năn trở lại”
- Ngày 13/6/1917, Đức Mẹ nói: “ Con bảo Ông ta cải tâm đi, ông ta sẽ khỏi bệnh trong năm nay”
- Ngày 13/7/1917, Đức Mẹ nói: “ Hãy hy sinh nhiều choi kẻ có tội , để cải hoá những kẻ có tội, đền bù những sự xúc phạm đến Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ”
- Ngàỳ 19/8/1917, Đức Mẹ nói: “ Các con phải cầu nguyện rất nhiều và hãm mình cho kẻ có tội .
- Ngày 13/10/1917. Đức Mẹ nói: “ Những kẻ có tội cần phải tự cải hoá, và phải sám hối, vì người ta đã xúc phạm đến Thiên Chúa qúa nhiều rồi.
2- Tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ:
- Mùa xuân năm 1916, khi hiện ra với 3 trẻ, Thiên thần dạy các em cầu nguyện, và nhi rất thánh Trái Tim Đức Mẹ chuyển cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại
- Ngày 13/5/1917 Đức Mẹ khuyên các em dâng mình cho Chúa đền tạ những sự xúc phạm đến Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ,
- Ngày 13/6/1917, Đức Mẹ nói: “ Trái Tim vẹn sạch Mẹ sẽ là nơi nương ẩn của các con”
- Ngày 13/7/1917, Đức Mẹ cho các em biết về các bí mật đặc biệt là sự cứu rỗi ,và sự thành kính Trái Tim Đức Mẹ: “ Chúng con hãy hy sinh nhiều để cải hoá cho kẻ có tội, đền bù những sự xúc phạm đến Trái Tim Đức Mẹ đồng trinh.
- Cũng trong dịp này Đức Mẹ đã ban cho các em 1 Thông Điệp hết sức quan trọng. Đó là “Chúng con đã trông thầy hoa ngục là nơi các linh hồn có tội sa xuống. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn lập phong trào thành kính Trái Tim Đức Mẹ. Nếu mỗi người làm theo điều Mẹ dạy, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu vớt, và sẽ có hoà bình. Nhưng nếu người ta không ngưng làm mất lòng Chúa, thì đức công thẳng của Thiên Chúa sẽ biểu lộ bằng những hình phạt nặng nề hơn…Sau hết Trái Tim Ta sẽ thắng”
3- Lần hạt Mân Côi.
- Ngày 13/5/1917, Đức Mẹ hiện ra nói: “…Phanxico cũng vậy, nhưng trước đó Phanxico cần phải lần chuỗi Mân Côi nhiều. Trước khi biến đi Đức Mẹ còn căn dặn 3 trẻ: Ngày ngày các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi cầu cho thế giới được hoà bình”
- Ngày 13/6/1917, Đức Mẹ nói: “Các con hằng ngày hãy năng lần chuỗi Mân Côi”
- Ngày 13/7/1917, Đức Mẹ nói: “Còn các người khác sẽ được như ý trong năm nay, nhưng họ phải lần chuỗi Mân Côi. Mẹ không chữa kẻ què chân, nhưng tốt nhất ông và gia đình hằng ngày lần chuỗi Mân Côi.
- Ngày 19/8/1917, Đức Mẹ đã nói: “ Hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi. Đức Mẹ còn nói với Lucia: Dùng số tiền dâng cúng để tổ chức ngày lễ Mân Côi, và xây dựng ngôi nhà nguyện Mân Côi.
- Ngày 13/9/1917, Đức Mẹ nói: “Các con hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi để có hoà binh
- Ngày 13/10/1917, Khi hiện ra lần cuối cùng Đức Mẹ đã nói: “ Ta là Đức Mẹ Mân Côi. Ta muốn xây nhà thờ nhỏ để kính ta tại đây. Các con hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày”
Như vậy, yếu tố căn bản then chốt của chương trình thực hiện 3 ML/F vẫn là ML lần chuỗi Mân Côi. Nếu không có việc lần chuỗi Mân Côi, thì bất cứ hội đoàn, đoàn thể nào, mang danh là hội đoàn của Đức Mẹ thì củng không thể gọi là hội đoàn của Đức Mẹ được. Cũng vậy nếu 1 chức sắc nào trong Giáo Hội, mà không bao giờ rao giảng về chuỗi hât Mân Côi thì tất cả đều thất bại trong mọi công tác mục vụ.
Lời bàn: Xuyên qua bao nhiêu sách vở báo chí, truyện tích đều nói lên sự hiệu nghiệm của chuổi hạt Mân Côi. Vì Đức Mẹ chỉ ưa thích con cái Mẹ hằng ngày dâng lên cho Mẹ chuổi hạt Mân Côi, và lòng tôn sùng Mẹ bằng kinh Mân Côi, thì Đức Mẹ sẽ ưu ái ban cho chúng ta đưọc mọi ơn lành phần hồn phần xác ngay khi còn sống ở thế gian nay. Trong truyện tích Mân Côi kể rằng: có 1 linh mục còn trẻ thông minh, lợi khẩu, được Bề Trên cử đến coi sóc 1 xứ đạo. Ông nghĩ thầm: chắc mình sẽ được toàn dân yêu mến, và thành công tốt đẹp trong nhiệm vụ mới này. Nhưng khi về đến giáo xứ được mấy hôm. Ông mời hàng xứ họp, để được ra mắt và thông báo những chương trình hành động này nọ, có vẻ quan trọng lắm. Nhưng toàn dân chẳng ai để ý đến Ông. Ông nói Ông nghe. Chẳng có 1 ai phát biểu ý kiến gì để góp phần xây dựng . Xong buổi họp, mọi người ra về. Ong hỏi 1 người trong giáo xứ. Họ trả lời : “ Cha nói có vẻ như truyền lệnh, phải làm cái này cái nọ, thì còn ai dám phát biểu ý kiến nữa. Vậy Cha cứ làm những gì cha đã đề ra. Tôi chắc không ai tham gia đâu”. Ở đây được khoảng 3 tháng Ong thấy chản nản, không ai cộng tác. Có nói gì người ta cũng không nghe. Cuối cùng Ông thất vọng phải xin Bề Trên đổi đi nơi khác. Sau này người ta mới khám phá ra Linh mục này rất khô khan trong vấn đề cầu nguyện với Đúc Mẹ, và không bao giờ lần chuỗi Mân Côi. Có ngườì đến đề nghị tổ chức đọc kinh Mân Côi trong nhà thờ sáng tối. Nhưng Ông trả lời: “ mất nhiều thì giờ làm phiền giáo dân”. 1 linh mục như vậy, thì hỏi làm sao mà được Đức Mẹ thương yêu. Cho nên Ong thất bại là phải !Nhưng cũng có nhiều Giám Mục Linh Mục đã rất thành công trong các công tác mục vụ 1 cách hết sức tốt đẹp. Chính là vì các Ngài đã tở ra rất sốt sắng đọc kinh Mân Côi hằng ngày, hay giảng giải cho giáo dân siêng năng lần chuỗi Mân Côi, lập ra Hội Mân Côi cho nhiều người gia nhập được hưởng nhờ.
HAI VĂN KIỆN ĐẶC BIỆT VỀ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÀ RẤT THÁNH ĐỨC MẸ MÂN CÔI
I- Chuỗi hạt Mân Côi với Chương Vlll, Hiến Chương Ánh Sáng Muôn Dân Công Đồng Vatican ll
Đây là 1 văn bản hết sức cần thiết đối với mọi người công giáo chúng ta. Phải nói từ trước đến nay, trong Hội thánh công giáo có rất nhiều Công đồng chung. Nhưng không có 1 công đồng nào đề ra 1 Chương đặc biệt, để nói về Đức Mẹ, như Công Đồng chung Vatiacan ll. Các Công Đồng khác chỉ là thêm bớt 1, 2 vấn đề có liên quan đến Đức Mẹ . Như Công Đồng Epheso năm 431, chỉ đưa ra 1 luận cứ để lên án Nestorius, và tuyên bố ĐCJ có 2 bản tính: bản tính Đức Chúa Trời và bản tình loài người ta. Cho nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Công Đồng Laterano năm 649 thời Đức thánh Giáo Hoàng Martino 1 đã tuyên bố: Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sinh ,đang khi sinh và sau khi sanh. Còn 2 Tín điếu Hồn xác Đức Mẹ lên trời, và Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội , là do các ĐGH Pio lX, và Pio Xll tuyên bố ngoài công đồng. Do đó, chúng ta thấy Chương Vlll về Đức Mẹ thật rất quan trọng. Công Đồng đã xác nhận vị trí của Đức Mẹ trong Giáo Hội, là Đấng tối cao tuyệt đỉnh, chỉ đứng sau Thiên Chúa Ba Ngôi, và trổi vượt trên các loài thụ tạo, kể cả các thiên thần.
Vậy Chương Vlll trong Hiến chế ánh sáng muôn dân như thế nào. Thiết tưởng mọi người dân chúa
chúng ta cần phải biết, mà phải biết rõ từng chi tiết. Sau đây là nguyên văn Chương Vlll về Đức Mẹ. ( (Xin lưu ý: Khi biểu quyết có nên đưa chuơng Vlll vào Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, thì có quá nửa Nghị phụ chấp thuận, còn non một nửa không chấp thuận, xin dành riêng 1 phụ bản bên ngoài. Nhờ có đa số ấy, mà Chương Vlll về Đức Mẹ mới được đặt để ở 1 chương riêng của Hiến Chế)
CHƯƠNG Vlll
ĐỨC TRINH NỮ MARIA ,MẸ THIÊN CHÚA TRONG MÀU NHIỆM CHÚA KITO VÀ GIÁO HỘi
1- Lời mở đầu:
Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan, đã muốn hoàn tất việc cứu chuộC thế giới nên khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai con mình đến, sinh bởi người Nữ, để chúng ta được nhận làm nghĩa tử. “Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng . Người đã từ trời xuống thế bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria”. Màu nhiệm cứu rỗi thần linh này được mạc khải cho chúng ta, và vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Giáo Hội mà Chúa đã lập làm thân thể Người. Trong Giáo Hội ấy liên kết với Chúa Kito, Thủ Lãnh, và hiệp thông với toàn thể các thánh Người, các tín hữu cũng phải kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Jesu Kito, Chúa chúng ta. Thực vậy, khi Sứ Thần truyền tin, Đức Trinh Nữ Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian. Ngài được công nhận là Mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu thế. Được cứu chuộc cách kỳ diệu hơn, nhờ công nghiệp con Ngài, và hiệp nhất mật thiết và bền chặt với Con. Đức Maria đã nhận lãnh sứ mệnh và vinh dự cao cả, là được làm Mẹ con Thiên Chúa, do đó làm ái nữ của Chúa Cha, và cung thánh của Chúa Thánh Thần . Nhờ lãnh nhận ân sủng vô cùng cao quý này, Ngài đã trổi vượt mọi tạo vật trên trời dưới đất. Nhưng đồng thời vì thuộc dòng dõi Adam, Ngài cũng liên kết với tất cả mọi người cần được cứu rỗi. Hơn nữa “Ngài thật là Mẹ của các chi thể Chúa Kito… vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội, là những chi thể của Đấu ấy”. Vì thế Ngài cũng được chào kính như chi thể của Giáo Hội tối cao, và độc nhất vô nhị, như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái. Và Giáo Hội công giáo được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Ngài tình con thảo, như đối với người Mẹ rất dấu yêu. Bởi thế, khi trình bày giáo lý về Giáo Hội, trong Giáo Hội này, Chúa Cứu thế thực hiện cuộc cứu độ. Thánh Công Đồng ân cần mong muốn làm sáng tỏ địa vị của Đức Trinh Nữ Maria trong màu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, cũng như làm sáng tỏ bổn phận những người được cứu chuộc, đối với Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ Chúa Kito, và Mẹ nhân loại, cách riêng Mẹ . các tín hữu. Tuy nhiên Công Đồng không có ý đưa ra 1 học thuyết đầy đủ vế Đức Maria vả gỉải quyết các vần đề, mà sự nghiên cứu của các nhà thần học chưa làm sáng tỏ trọn vẹn. Những ý kiến được tự do trình bày trong các trường phái công giáo về Đấng có địa vị cao nhất trong Giáo Hội thánh, sau Chúa Kito, và cũng là Đấng rất gần chúng ta, những ý kiến ấy đều được duy trì cách hợp pháp.
2- Địa vị Đức Trinh Nữ Maria trong nhiệm cuộc cứu rỗi :
Thánh kinh, Cựu Ứơc, cũng như Tân Ứơc và Thánh Truyền đáng kính, trình bày ngày 1 sáng tỏ hơn địa vị của Mẹ Đấng Cứu Thế, trong nhiệm cuộc cứu rỗi, và đưa địa vị ấy ra cho chúng ta chiêm ngắm. Thực vậy, các sách Cựu Uớc thuật lại lịch sử cứu rỗi, trong đó ngày Chúa Kito xuất hiện trên thế giới, được chuẩn bị cách tiệm tiến. Các tài liệu tiên khởi này, như Giáo Hội vẫn đọc, và về sau hiểu theo ánh sáng mạc khải trọn vẹn , dần dần cho thấy rõ ràng hơn hình ảnh của người nữ, Mẹ Đấng Cứư Thế. Theo ánh sáng mạc khải ấy, người nữ này đã được phác họa trước trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà tổ tông đã nhận được sau khi phạm tội. Cũng thế, Ngài là Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai tên là Emmanuel. Ngài trổi vượt trên các người khiêm hạ và khó nghèo của Chúa, là những người tin tưởng, hy vọng và lãnh nhận ơn cứu độ nơi Chúa. Cuối cùng, sau đêm dài mong đợi lời hứa được thực hiện, với Ngài, người thiếu nữ cao sang của Sion, thời gian đã nên trọn, và nhiệm cuộc mới được thiết lập: khi con Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại noi Ngài để giải thóat con người khỏi tội lỗi nhờ các màu nhiệm của thân xác Chúa. Nhưng Chúa Cha rất nhân từ đã muốn sự ưng thuận của người mẹ được tiền định trước khi Chúa Con nhập thể, để như 1 người nữ đã hợp tác cho sự chết, thì cũng 1 người nữ hợp tác cho sự sống. Điều đó đặc biệt thích hợp với Mẹ Chúa Jesu, vì Ngài đem đến cho thế giới chính nguồn sống cải tạo mọi sự, và đã được Chúa ban cho nhiều ơn cân xứng với 1 sứ mệnh cao cả như thế. Do đó, không có gì lạ, nếu các thánh giáo phụ đã thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Đấng toàn thánh, không vương nhiễm 1 tội nào, như 1 tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện , có 1 không 2 ngay từ lúc mới được thụ thai, Đức Trinh Nữ thành Nazaret được thiên thần vâng lệnh Chúa, đến truyền tin và kính chào là Đấng đầy ơn phúc. Và Trinh Nữ đã đáp lời Thiên Sứ rằng: “Này tôi là tôi tá Chúa. Xin hãy xảy ra cho tôi theo lời Ngài.” Như thế, Đức Maria , con cháu Adam, vì chấp nhận lời Thiên Chúa, đã trở nên Mẹ Chúa Jesu. Hết lòng đón lấy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, vì không 1 tội nào ngăn trở Ngài, Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thể và sự nghiệp của con Ngài, và nhờ ơn sủng của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ màu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với con Ngài. Bởi vậy, các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng rằng: Thiên Chúa đã không thu dụng Đức Maria 1 cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Ireneo nói: Chính Ngài, nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và cho toàn thể nhân loại. Và cùng với thánh Ireneo còn có rất nhiều thánh giáo phụ thời xưa, cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria: điều mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Đức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin, và so sánh với Evà, các Ngài gọi Đức Maria là Mẹ kẻ sống, và thường quả quyết rằng: Bởi Eva đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống. Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi được tỏ rõ từ khi Đức Maria thụ thai Chúa Kito cách trinh khiết, cho đến lúc Chúa Kito chết. Thực vậy, trước hết Đức Maria vội vả đến thăm bà Elisabeth và được bà ấy chào mừng là người có phúc, vì đã tin vào sự cứu rỗi Chúa đã hứa, trong lúc đó, vị tiền hô nhảy trong lòng mẹ. Rồi ngày sinh nhật, mẹ Thiên Chúa đã vui mừng giới thiệu với các mục đồng, và các nhà bác học, đứa con đầu lòng của mình, mà khi sinh ra đã không làm giảm bớt, nhưng còn thánh hiến sự trinh khiết toàn vẹn của Ngài. Trong đền thánh, sau khi hiến lễ vật ấn định cho người nghèo, Đức Maria dâng con lên cho Thiên Chúa, và đã nghe Simeon báo trước con mình sẽ là dấu chỉ phản kháng, và 1 lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng mẹ, nhờ đó tư tưởng trong lòng nhiều người sẽ được bày tỏ. Khi trẻ Jesu lạc mất, cha mẹ đã lo âu tìm kiếm, và gặp lại con trong đền thánh đang bận tâm lo việc của Cha Người. Các Ngài không hiểu được lời con nói, nhưng Mẹ Chúa Jesu giữ lấy tất cả điều ấy và suy ngắm trong lòng.
Trong cuộc đời công khai của Chúa Jesu, Mẹ Người cũng đã xuất hiện rõ ràng và ngay từ đầu, trong tiệc cưới thành Cana, xứ Galilêa, vì động lòng thương xót, Ngài đã cầu bàu và khiến ĐCJ, Đấng Thiên Sai làm phép lạ đầu tiên của Người. Trong thời gian Chúa truyền đạo. Đức Maria đã đón nhận lòi của Con Ngài , những lời nâng cao nước Trời lên khỏi những lý do và liên huyết nhục, và tuyên bố là có phúc cho những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, như chính Ngài hằng thực hành những điều đó cách trung tín. Như thế Đức Nữ Trinh cũng đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên thập gíá, là nơi mà theo ý Thiên Chúa, Ngài đã đứng ở đó. Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con Một của mình, và dự phần vào hy lễ của Con với tấm lòng của 1 người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế do lòng mình sinh ra. Và cuối cùng, chính Chúa Jesu Kito khi hấp hối trên thập giá đã trối Ngài làm mẹ của môn đệ, qua lời này: “Thưa Bà, này là con Bà”
Vì Thiên Chúa không muốn tỏ bày màu nhiệm cứu rỗi nhân loại cách long trọng, trước khi Ngài đổ tràn đầy Thánh Thần Chúa Kito đã hứa, nên chúng ta thấy các Tông Đồ trước ngày hiện xuống đã kiên tâm hợp ý cầu nguyện cùng với các phụ nữ, với Đức Maria, cùng tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Thánh Thần là Đấng đã bao phủ lấy Ngài trong ngày truyền tin. Sau cùng đã gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh vô nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn cả xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.
3- Đức Trinh Nữ và Giáo Hội
Chúng ta chỉ có 1 Đấng Trung Gian duy nhất, như lời thánh Tông Đổ dạy: “ Thực vậy, chỉ có 1 Thiên Chúa duy nhất, và chỉ có 1 Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, đó là Cgú Jesu Kito, là Người đã dâng mình làm giá chuộc mọi người. Nhưng vai trò làm mẹ của Đức Maria đối với loài người, không làm lu mờ hay giảm bớt vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kito chút nào, trái lại còn làm sang tỏ mãnh lực của sự trung gian ấy. Vì mọi ảnh hưởng có sức cứu rỗi của Đức Trinh Nữ trên nhân loại không phát sinh từ 1 sự cần thiết khách thể nào, nhưng từ ý định nhân lành của Thiên Chúa, và bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kito, nguồn mạch mọi quyền lực của ảnh hưởng đó. Nhưng ảnh hưởng này không làm cản trở gì, trái lại còn giúp đỡ các tín hữu kết hợp trực tiếp với Chúa Kito
Từ mưôn đời Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa, cùng 1 lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, và theo chương trình của Chúa Quan Phòng, trên trần gian Ngài đã trở nên Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh, và cách đặc biệt hơn mọi người khác, Ngài là cộng sự viên quảng đại, và tôi tá khiêm hạ của Chúa. Vì đã cưu mang, sinh hạ, và nuôi dưỡng Chúa Kito, đã dâng Chúa Kito lên Chúa Cha, trong đền thánh, và cùng đau khổ với con mình chết trên thập giá, Đức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy, và đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy trên bình diện ân sủng, Ngài thật là Mẹ chúng ta.
Nhưng trong nhiệm cuộc ân sủng, Đức Maria luôn tiếp tục thiên chức làm mẹ, từ khi Ngài tin tưởng ưng thuận trong ngày Truyền Tin. Sự ưng thuận mà Ngài đã không ngần ngại giữ vững bên thập giá, cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn. Thực vậy sau khi về trời, vai trò của Ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bàu để đem lại cho chúng ta những ân huệ, giúp chúng ta được phần rỗi đời đời . Với tình mẫu tử, Ngài chăm sóc những anh em của con Ngài, đang lữ hành trên dương thế, và đang gặp bao nguy hiểm thử thách cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời. Vì thế trong Giáo Hội, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu : Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù hộ, và Đấng Trung Gian. Tuy nhiên phải hiểu các tước hiệu ấy thế nào để không thêm bớt gì vào vinh dự và quyền năng của Đấng Trung Gian duy nhất.
Thực vậy, không bao giờ có thể đặt 1 tạo vật ngang hang với Ngôi Lời nhập thể, và cứu chuộc, nhưng cũng như chức linh mục của Chúa Kito được thông ban dưới nhiều hình thức cho các thừa tác viên và các giáo dân, và cũng như sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa , được ban phát nhiều cách cho các tạo vật, thì sự trung gian duy nhất của Đấng Cứu Thế, không những không loại bỏ, mà còn khuyến khích các thụ sinh cộng tác, trong sự tuỳ thuộc vào nguồn mạch duy nhất.
Vai trò tuỳ thuộc ấy của Đức Maria, Giáo Hội không ngần ngại tuyên xưng, mà luôn nghiệm thấy , và nhắn nhủ các tín hữu ghi nhớ trong lòng, để nhờ sự nâng đỡ và phù hộ từ mẫu của Ngài, họ gắn bó mật thiết hơn với Đấng Trung Gian và Cứu Thế.
Đức Trinh Nữ nhờ ân huệ và Sứ mệnh làm Mẹ Thiên Chúa , nhờ đó Ngài đươc hiệp nhất với con là Đấng Cứu Chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Ngài còn kết hợp mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrosio đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đưc ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kito. Thực vậy, trong màu nhiệm Giáo Hội, chính Giáo Hội cũng được cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ. Đức Trinh Nữ Maria đi tiên phong, tỏ ra là 1 người mẹ và 1 trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có. Vì bởi lòng tin và vâng phục, Ngài đã sinh chính con Đức Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như 1 Eva mới, Ngài đã đặt niềm tin vào sứ gỉả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, 1 niềm tin không bị 1 nghi ngờ nào làm phai nhạt . Nhưng người con mà Ngài đã sinh ra, Thiên Chúa đã đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em, nghĩa là các tín hữu , mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với tình thương của 1 người mẹ.
Tuy nhiên, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiên kỳ bí và noi gương đức ái của Đức Maria, và khi trung thành chu toàn thánh ý Chúa Cha, Giáo Hội cũng được làm mẹ nhờ lời Thiên Chúa mà Giáo hội trung thành lãnh nhận: thực vậy, nhờ việc rao giảng và ban phép thánh tẩy, Giáo Hội sinh hạ những người con được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và sinh ra do Thiên Chúa để họ lãnh nhận 1 đời sống mới và bất diệt. Giáo Hội cũng là Trinh Nữ đã giữ gìn toàn vẹn và tinh truyền lòng trinh nghĩa đã hiến cho phu quân. Và noi gương Mẹ Chúa mình, nhờ thần lực của Thánh Thần, Giáo Hội bảo tồn cho tinh tuyền 1 đức tin toàn vẹn, 1 đức cậy bền vững, và 1 đức mến chân thành.
Tuy nhiên, Giáo Hội qua con người của Đức Trinh Nữ đã đạt tới sự hoàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền, nhưng Kito hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi, để tiến trên đường thánh thiện. Vì thế, họ ngước mắt lên nhìn Đức Maria, là 1 gương mẫu nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn, những nguời được chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Đức Maria, và chiếm ngưỡng Ngài dưới ánh sáng của Ngôi Lời nhập thể. Giáo Hội cung kính tiến sâu hơn vào màu nhiệm cao thẳm, tức là màu nhiện nhập thể, và nên giống Phu Quân mình ngày 1 hơn. Thực vậy, Đức Maria đã mật thiết ggán liền với lịch sử cứu rỗi, và có thể nói được là Ngài đã quy tụ phản chiếu nơi mình những đòi hỏi cao cả nhất của đức tin, và khi các tín hữu nghe rao giảng về Ngài, và tôn sùng Ngài, họ được Ngài mời gọi đến kết hợp với nghi lễ của Con Ngài, và yêu mến Chúa Cha. Phần Giáo Hội càng tìm kiếm vinh quang Chúa Kito, càng nên giống khuôn mẫu cao cả của mình, nhờ luôn tiến tới trong đức tin, đức cậy, đức mến, và tìm kiếm cùng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự. Do đó, trong công cuộc Tông Đồ, Giáo Hội có lý để nhìn lên Đấng đã sinh ra Chúa Kito, là người được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và được Đức Trinh Nữ sinh ra để, nhờ Giáo Hội, cũng sinh ra và lớn lên trong lòng các tín hữu. Đời sống của Đức Trinh Nữ là 1 gương sáng của tình mẫu tử thắm thiết . Tình mẫu tử ấy, phải là động lực của tất cả những ai cộng tác vào Sứ Mệnh Tông Đồ của Giáo Hội để tái sinh nhân loại.
4- Việc tôn kính Đức Trinh Nữ trong Giáo Hội
Nhờ hồng ân Thiên Chúa , Đức Maria được tôn vinh sau Chúa Con, vượt trên hết các thiên thần và loài người, vì Ngài là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, và đã tham dự vào các màu nhiệm của Chúa Kito. Do đó Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh, và đặc biệt sùng kính. Thực vậy, từ những đời rất xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu “ Mẹ Thiên Chúa”, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Ngài, trong mọi cơn gian nan khốn khó. Nhất là từ Công Đồng Epheso, Dân Thiên Chúa đã gia tăng lòng tôn kính Đức Maria cách lạ lùng: họ sùng kính mến yêu cầu khẩn và noi gương đúng như lời Ngài đã tiên báo: “ Muôn đời sẽ khen tôi có phúc, vì Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những việc trọng đại”. Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Giáo Hội , tuy hoàn toàn đặc biệt , nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, và lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Việc tôn kính Đức Maria khuyến khích thêm việc thờ phương Thiên Chúa ba Ngôi. Giáo Hội đã chấp nhận nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của giáo lý lành mạnh và chính thống, tùy theo hoàn cảnh, thời gian , và nơi chốn, hợp với tính khí cùng tinh thần của tín hữu: những hình thức ấy, qua việc tôn vinh Mẹ, cũng làm cho tín hữu nhận biết đúng đắn, yêu mến ,làm vinh danh và tuân giữ giới răn Chúa Con, vì Người mà muôn vật được tạo thành, và nơi Người Chúa Cha hằng hữu “ muốn có đầy đủ mọi sự”
Thánh Công Đồng có ý dạy giáo lý công giáo ấy, đồng thòi Giáo Hội cũng khuyến khích hết mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và việc đạo đức nhằm suy tôn Ngài, và đã được quyền giáo huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ, cũng như hãy kính cẩn tuân giữ những quyết định của các thời đại trước liên quan đến việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kito , Đức Trinh Nữ và các thánh. Công Đồng cũng hết lòng khiuyến khích các nhà thần học, và những người ra giảng lời Chúa, khi xét đến phẩm chất phi thường của Mẹ Thiên Chúa, hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm, cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng . Nhờ học hỏi Thánh Kinh, các thánh Giáo Phụ, các tiến sĩ, học hỏi các phụng vụ trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của quyền giáo huấn , họ hãy làm sáng tỏ đứng mức những chức vụ và đặc ân của ức Trinh Nữ. Những chức vụ và đặc ân này luôn quy hướng về Chúa Kito, nguồn mạch toàn thể chân lý, thánh thiện và đạo đức. Họ phải cẩn thận tránh xa mọi lời nói hay việc làm có thể làm cho các anh em ly khai, hay bất cứ ai khác, hiểu sai giáo lý đích thực của Giáo Hội. Phần các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại 1 sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ 1 đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận điạ vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến, và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta
5- Đức Maria dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân chúa đang lữ hành
Ngày nay, Mẹ Chúa Jesu đã được vinh hiển hồn xác lên trời, là hình ảnh và khởi thuỷ của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau. Cũng thế, dưới đất này cho tới ngày Chúa đến. Ngài chiếu sáng như dấu chỉ long cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành.
Thánh Công Đồng rất vui mừng, và được an ủi, khi thấy ngay giữa các anh em ly khai không thiếu những người dâng lên Mẹ Thiên Chúa, vinh dự Ngài đáng được, nhất là các anh em đông phương, những người nhiệt thành và hết lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh. Tất cả mọi Kito hữu hãy thiết tha khẩn nguyện Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ loài người, để như Ngài đã trợ giúp Giáo Hội sơ khai bằng lời cầu nguyện của mình, thì ngày nay, được tôn vinh vượt trên các thánh trên trời, Ngài cũng cũng cầu bàu cùng Con Ngài, trong sự hiệp thông toàn thể các thánh , cho tới khi mọi gia đình dân tộc, hoặc đã mang danh hiệu Kito, hoặc chưa biết Đấng Cứu Chuộc mình, đều hân hoan đoàn tụ trong an bình và hoà thuận, hợp thành 1 dân Thiên Chúa duy nhất , hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia.
- Sở dĩ chúng tôi cho phổ biến nguyên văn Chương Vlll, trong Hiến chế ánh sáng muôn dân, vì đây là 1 văn bản hết sức quan trọng đối với người công giáo, để như đánh đổ những lập luận sai lầm vế Đức Mẹ từ trước tới nay. Ngay trong hàng ngũ dân Chúa, vẫn còn có nhiều ngưởi hiểu sai về Đức Mẹ. Nhất là ảnh hưởng 1 số anh em ly khai, hay đọc kinh thánh mà không hiểu rõ ràng, rồi bình luận mập mờ, làm suy yếu đức tin. Trong loạt bài truyện tích này, có rất nhiều bài nói về sự xúc phạm đến ảnh thánh Đức Mẹ, thì đã bị phạt ngay tức khắc. Công Đồng Hội Thánh vinh danh Đức Mẹ, tức là vinh danh Kinh Mân Côi, là vì Đức Mẹ rất yêu quý kinh Mân Côi. Cho nên qua các Đức Giáo Hoàng hằng khuyến khích ngưới ta năng lần chuỗi Mân Côi để kính mến Đức Mẹ, là vì lý do đó.
2- Chuỗi hạt Mân Côi với Tông thư Rosarium Virginis Marioe
Trong các Tông Thư của các Đức Giáo Hoàng nói về Chuỗi hạt Mân Côi, và Kinh Mân Côi, kể cả 12 Tông thư, Tông Huấn rất nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Leo Xlll , thì có lẽ không có 1 văn kiện đặc biệt nào quan trọng, đầy đủ ý nghĩa , sâu sắc. súc tích , đề cao chuỗi hạt Mân Côi cho bằng Tông thư Rosarium Virginis Marioe của Đức Cố Giáo Hoàng Joan Phaolo 2. Chúng tôi chỉ xin trích ra những phần nào thật cần thiết, để qúy độc giả thấy sự quan trọng của Chuỗi hạt Mân Côi như thế nào. Nếu quý vị độc giả nào muốn đọc nguyên văn, thì có thể tìm mua ở các tiệm sách công giáo . Tuy nhiên những phàn chính yếu thì chúng tôi có ghi chép trong cuốn sách này.
TÔNG THƯ ROSARIUM VIRGINIS MARIOE CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO ll GỬI CÁC ĐỨC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ TÍN HỮU VỀ KINH RẤT THÁNH MÂN CÔI
Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria, dần dần được hình thành trong ngàn năm thứ ll dười sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là 1 lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích, và được huấn quyền khuyến khích . Đơn sơ, nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là 1 lời kinh có ý nghiã lớn lao vào buổi hừng đông của ngàn năm thứ 3 này, vì mang lại hoa qủa thánh thiện. Nó dễ dàng hoà nhập vào cuộc hành trình thiêng liêng của đời sống Kito hữu, đời sống này, sau 2 ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu, và cảm thấy được Thánh Thần Thiên Chúa lôi kéo, chèo ra chỗ sâu (duc altum) để 1 lần nữa loan báo, và cả đến hô to lên, trước thế gian rằng: Đức Jesu Kito là Chúa và Đấng Cứu độ, là đường, sự thật, và sự sống, mục tiêu của lịch sử nhân loại và đích điểm mà các khát vọng của lịch sử và văn minh hướng về.
Kinh Mân Côi, dầu rõ ràng gắn liền với Đức Maria, chủ yếu là 1 lời kinh lấy Đức Kito làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin Mừng, mà ta có thể gọi là 1 bản tóm lược. Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Maria, kinh Magnificat, ca ngợi việc nhập thể cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của Ngài. Với kinh Mân Côi, dân Kito giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria, và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kito và kinh nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua kinh Mân Côi các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế.
Các Giáo Hoàng và kinh Mân Côi
Nhiều vị tiền nhiệm của tôi, đã gán 1 tầm quan trọng lớn lao cho lời kinh này. Đáng đặc biệt ghi nhớ là Đức Giáo Hòang Leo Xlll, ngày 1/9/1883 đã ban hành Thông Điệp “Supremi Apostolatus Officio”, 1 văn kiện rất có giá trị, khởi đầu của nhiều lời phát biểu của Ngài về lời kinh này. Trong Thông điệp, Ngài xem kinh Mân Côi như 1 vũ khí thiêng liêng hũu hiệu chống lại sự dữ, đang phương hại đến xã hội. Trong số các Giáo Hoàng mới đây, từ Công Đồng Vatiacano 2, nổi danh trong việc cổ võ kinh Mân Côi, tôi muốn nhắc đến Á thánh Gioan XXlll, và nhất là Đức Giáo Hoàng Phaolo Vl, trong Tông Huấn “Marialis Cultus”, đã nhấn mạnh , theo tinh thần của Công Đồng Vaticano ll, tính chất tin mừng của Kinh Mân Côi, và chiều hướng quy về Chúa Kito. Chính tôi cũng đã thường xuyên khuyến khích năng đọc kinh Mân Côi. Từ thuở niên thiếu, lời kinh này đã có chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi. Tôi đã được gợi nhớ cách mãnh liệt về điều đó, qua chưyến công du mới đây về Ba Lan, và nhất là tại đền thánh Kaiwaria . Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng, và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu. Nơi lời kinh ấy, tôi đã tìm được sự nâng đỡ. Cách đây 24 năm, vào ngày 29/10/1978, vừa mới 2 tuần, sau khi được lựa chọn lên ngôi Tòa Phêro, tôi đã thẳng thắn thừa nhận: Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích nhất, một lời kinh kỳ diệu ! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ, và chiều sâu của nó. Có thể nói rằng Kinh Mân Côi, theo 1 nghĩa nào đó, là lời kinh chú giải chương cuối cùng của Hiến Chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican 2, một chương đề cập đến sự hiện diện đáng thán phục của Mẹ Thiên Chúa trong màu nhiệm Đức Kito, và màu nhiệm Giáo Hội. Trên bối cảnh lời kinh Ave Maria, những biến cố chính trong đời sống Đức Jesu Kito diễn ra trước con mắt của linh hồn. Được quy lại thành những màu nhiệm vui, sáng, thương, mừng, dẫn chúng ta đến thông hiệp cách sống động với Đức Chúa Jesu, qua con tim của Mẹ Người, ta có thể nói thế. Đồng thời con tim của chúng ta có thể gán vào chục kinh Kính Mừng mọi biến cố của đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội, và toàn thể nhân loại. Mối quan tâm của riêng ta và của những người thân cận, đặc biệt những người gần gũi nhất của ta, những người thân thiết nhất của ta. Vì thế lời kinh Mân Côi đơn sơ ghi dấu ấn lên nhịp sống của con người.
Anh chị em thân mến, với những lời này tôi đã đặt những năm đầu của triều Giáo Hoàng trong nhịp sống hằng ngày của kinh Mân Côi. Hôm nay khi bắt đầu năm thứ 25 trong tư cách người kế vị thánh Phêro, tôi muốn làm lại cũng 1 điều đó. Biết bao ơn lành tôi đã lãnh nhận được trong những năm tháng này, từ Đức Thánh Trinh Nữ qua kinh Mân Côi: “Magnificat anima mea Dominum”. Tôi muốn dâng lời cảm tạ lên Chúa bằng những lời kinh của Mẹ rất thánh của Người, dưới sự che chở của Ngài, tôi đã đặt công việc phục vụ giáo hoàng của tôi: Totus Tuus !
Tháng 10/2002 – tháng 10/2002: Năm của kinh Mân Côi
Vì thế, tiếp nối suy tư của tôi trong Tông Thư Novo Milennio Ineunte, trong đó , sau kinh nghiệm năm thánh, tôi đã mời gọi dân Thiên Chúa xuất phát lại từ Đức Kito, tôi cảm thấy được thôi thúc đưa ra 1 suy tư về kinh Mân Côi, như 1 thứ bổ túc Thánh Mẫu Học cho Tông Thư ấy, và 1 lời khuyên nhủ chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kito trong tâm tình hiệp với, và theo trường học của Mẹ rất thánh Người. Đọc kinh Mân Côi chính là chiêm ngưỡng với Đức Maria, dung nhan Đức Kito. Để làm nổi bật lời mời gọi này, nhân cơ hội kỷ niệm 120 năm ban hành Thông Điệp của Đức Lêo Xlll nói trên, tôi ước muốn rằng suốt năm nay, kinh Mân Côi sẽ được đặc biệt đề cao và cổ võ trong các cộng đồng Kito giáo khác nhau. Vì thế tôi công bố từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2003 là năm của Kinh Mân Côi. Tôi giao phó đề nghị mục vụ này cho sáng kiến của mỗi cộng đoàn Giáo Hội. Ý hướng của tôi không phải là chất thêm gánh nặng, nhưng đúng hơn kiện toàn và củng cố những chương trình mục vụ của các Giáo Hội địa phương. Tôi tin tưởng rằng đề nghị này sẽ được sẵn lòng và quảng đại đón nhận. Nếu được tái khám phá trong ý nghĩa trọn vẹn của nó, Kinh Mân Côi đi vào giữa lòng đời sống Kito hữu. Nó trao ban 1 cơ hội quen thuộc, nhưng đem nhiều kết qủa thiêng liêng và giáo dục cho đời sống chiêm ngưỡng cá nhân, đào tạo dân Thiên Chúa và công cuộc Phúc Âm hoá mới. Tôi sung sướng tái khẳng định điều đó khi vui mừng tưởng nhớ 1 kỷ niệm khác: Kỷ niệm 40 năm khai mạc Công Đồng Vatican 2 vào ngaỳ 11/10/ 1962, hồng ân lớn lao mà Thần khí Thiên Chúa ban cho Giáo Hội thời đại chúng ta.
Ý kiến bác bẻ kinh mân Côi
Đề nghị này quả là hợp thời xét từ nhiều lý do. Trước tiên, nhu cầu cấp bách phải đối diện với 1 thứ khủng hoảng nào đó của Kinh Mân Côi, mà trong bối cảnh lịch sử và thần học hiện tại, có nguy cơ bị hạ giá cách sai lầm, và do đó, không còn được truyền dạy cho thế hệ trẻ nữa. Có vài người nghĩ rằng: tính cách trung tâm của phụng vụ, được Cộng Đồng Vatican 2 nhấn mạnh cách chính đáng, đương nhiên dẩn đến giảm bớt tầm quan trọng của Kinh Mân Côi. Vâng, như Đức Giáo Hoàng Phaolo Vl đã làm sáng tỏ, lòi kinh này, không những không đối lập với phụng vụ, nhưng hỗ trợ, bởi vì nó dẫn nhập rất tốt và làm vang dội lại phụng vụ, bằng cách giúp cho dân chúng tham gia trọn vẹn và có chiều sâu, và thu nhận hoa qủa của nó trong đời sống hằng ngày.
Cũng có thể có 1, 2 người e ngại rằng: kinh Mân Côi, 1 cách nào đó, không có tính đại kết, bởi vì tính chất quy hướng rõ ràng vế Đức Maria của nó. Vâng, kinh Mân Côi rõ ràng là 1 sùng kính dâng lên Mẹ Thiên Chúa, mà Công Đồng đã mô tả: 1 sự sùng kính hướng vế trung tâm Kito của đức tin Kito giáo, đến độ khi Mẹ được tôn vinh, người Con được hiểu biết đúng đắn, yêu mến và tôn vinh. Nếu được khám phá lại cách đúng đắn, kinh Mân Côi là 1 phương tiện trợ giúp và chắc chắn không cản trở việc đại kết.
Một lối chiêm ngưỡng
Những lý do quan trọng nhất là để mạnh mẽ khuyến khích việc thực hành kinh Mân Côi, là vì nó là 1 phương tiện hữu hiệu nhất, để cổ võ các tín hữu dấn thân chiêm ngưỡng kito giáo, mà tôi đã đề nghị trong Tông Thư Novo Millennnio Iuente, như 1 sư phạm dạy đường nên thánh đích thực. Điều cần đến là 1 đời sống Kito hữu lỗi lạc hơn cả về nghệ thuật cầu nguyện . Bởi vì nền văn hoá hiện tại, dù giữa nhiều dấu chỉ mâu thuẫn, đã chứng kiến sự nổ rộ của 1 lời mời gọi mới mẻ, sống chiều kích thiêng liêng, cũng là do ảnh hưởng của các tôn giáo khác, thì càng khẩn cấp hơn bao giờ hết các cộng đoàn kito giáo phải trở thành những trường học đích thực của việc cầu nguyện.
Kinh Mân Côi thuộc về truyền thống tốt đẹp và đáng ca ngợi nhất của chiêm gưỡng kito giáo. Được phát triển bên Tây Phương, đó là 1 hình thức cầu nguyện suy tư điển hình, tương ứng cách nào đó với lời kinh của con tim, hay lời kinh kêu tên Chúa Jesu, cắm rễ trong mảnh đất Kito giáo Đông Phương
Cầu nguyện cho hoà bình và cho gia đình
Một số hoàn cảnh lịch sử cũng khiến cho việc phục hồi kinh Mân Côi nên hợp thời. Trước tiên nhu cầu nài xin Thiên Chúa ban cho ơn bình an. Kinh Mân Côi đã được các vị tiền nhiệm của tôi, và chính tôi nhiều lần để nghị như 1 lời kinh cầu cho hoà bình. Vào lúc khởi đầu cho 1 ngàn năm mới với biến cố tấn công gây kinh hãi ngày 11/9/2001, chứng kiến mỗi ngày tại nhiều miền trên thế giới, những cảnh đổ máu và bạo lức. Khám phá lại kinh Mân Côi, có nghĩa là chìm sâu vào việc chiêm ngưỡng màu nhiệm Đức Kito, Đấng là bình an của chúng ta, bởi vì Người đã liên kết đôi bên thành 1, và phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét . Vì thế, ta không thể đọc kinh Mân Côi mà không cảm thấy thôi thúc dấn thân cách cụ thể để kiến tạo hoà bình, đặc biệt tại quê hương Chúa Jesu, đang bị thử thách nặng nề, và đặc biệt gần gũi trong trái tim mọi kito hữu.
Một nhu cầu dấn thân và cầu nguyện tương tự nảy sinh từ 1 vấn đề nguy kịch của thời hiện đại: gia đình, tế bào nguyên thủy của xã hội càng ngày càng bị đe dọa, bởi những sức mạnh hủy diệt, ở bình diện ý thức hệ, lẫn thực hành, làm ta lo sợ cho tương lai của cơ chế nền tảng và không hể thiếu được này , và cùng với nó, cho tương lai của toàn thể xã hội. Làm sống lại Kinh Mân Côi trong các gia đình kito hữu, trong bối cảnh của 1 thừa tác vụ mục vụ rộng lớn hơn cho gia đình, sẽ là 1 trợ giúp hữu hiệu chống lại những tác động hủy hoại của cơn khủng hoảng đặc trưng này của thời đại chúng ta.
Này là Mẹ con
Nhiều dấu chỉ cho thấy rằng cả ngày hôm nay nữa, Đức Trinh Nữ muốn thể hiện qua lời kinh này mối quan tâm từ mẫu, người Mẹ mà Đấng Cứu Chuộc đang hấp hối, đã giao phó, qua người môn đệ yêu dấu, mọi người con cái nam nữ của Giáo Hội : Hỡi Bà, này là con Bà (Ga 19,26). Chúng ta biết rõ nhiều dịp trong thế kỷ 19 và 20, Mẹ Đức Kito đã làm cho ta cảm nhận được sự hiện diện của Ngài, và nghe được lời Ngài , nhằm khuyến khích dân Thiên Chúa thực hành hình thức chiêm ngưỡng này . Tôi muốn đặc biệt kể ra, dựa vào ảnh hưởng lớn lao trên đời sống các Kito hữu, và sự nhìn nhận có thẩm quyền từ Giáo Hội những cuộc hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, những đền thánh này tiếp tục được vô số khách hành hương tuôn đến tìm an ủi và hy vọng.
Bước theo các nhân chứng
Sẽ không thể nêu tên tất cả các vị thánh đã khám phá trong Kinh Mân Côi 1 con đường đích thực, để tăng trưởng trong sự thánh thiện. Tuy nhiên, chúng ta cần nhắc đến thánh Louis Marie Grignion de Montfort, tác giả của 1 tác phẩm xuất sắc về kinh Mân Côi, và gần hơn với chúng ta, Cha Pio Pietrelcina, mà tôi mới vừa có niềm vui phong thánh, là 1 vị Tông Đồ đích thực của Kinh Mân Côi. Chân Phước Bartolo Longo đã có 1 đoàn sủng đặc biệt. Con đường nên thánh của Ngài dựa trên 1 thần hứng được nghe thấy trong cõi thâm sâu của tâm hồn: “Ai truyền bà kinh Mân Côi sẽ được cứu độ”. Từ đó Ngài cảm thấy được mời gọi xây cất 1 nguyện đường kính Đúc Bà Mân Côi tại Pompei, gần những tàn tích của thành phố cổ, hầu như đã nghe lời loan báo của Đức Kito trước khi chôn vùi vào năm 79 A.D, trong 1 lần phun của núi lửa Vesuvius , chỉ vươn dậy từ đống tro tàn, từ hàng thế kỷ sau, như 1 nhân chứng về ánh sáng và bóng tối của nền văn minh cổ xưa. Qua sự nghiệp, và đặc biệt qua việc thực hành 15 ngày thứ 7 , Bartolomeo đã cổ võ các tâm hồn quy hướng về Đức Kito, và chiêm ngưỡng nhờ kinh Mân Côi, và đã nhận được sự cổ võ và lớn lao từ Đức Leo Xlll, vị Giáo Hoàng của kinh Mân Côi
Tông thư có 3 chương và 1 phần kết thúc:
Chương 1 : Chiêm ngưỡng Chúa Kito với Mẹ Maria. Ở chương này, Tông thư khuyên bảo chúng ta hãy bắt chước noi gương các nhân đức của Mẹ Maria, tưởng nhớ Chúa Kito với Mẹ Maria, học hỏi Chúa Kito với Mẹ Maria, và loan truyền Chúa Kito với Mẹ Maria.
Chương 2: Nói về những màu nhiệm Chúa Kito, và màu nhiệm Đức Mẹ. Toàn bộ Kinh Mân Côi là 1 bản Tổng lược Phúc âm Tân Ứơc, gồm những màu nhiệm Vui mừng , Ánh sáng, Thương Khó, Hiển Vinh.
Chương 3: Nói về giá trị của từng màu nhiệm suy ngắm, giá trị của kinh lạy Cha, 10 kinh kính Mừng, và kinh Sáng danh, và lời nguyện vắn tắt.
Phần Kết Thúc: Kinh Mân Côi thánh của Mẹ Maria là 1 sợi dây êm ái, cột chặt chúng ta với Thiên Chúa, với Chúa Jesu với Đức Mẹ, với Hội Thánh, với gia đình, giữa vợ chồng con cái.
Các màu nhiệm ánh sáng: (Đây là phần quan trọng của Tông Thư)
Đi từ cuộc đời thơ ấu và ẩn dật tại làng Nazaret, đến cuộc đời công khai của Chúa Jesu, việc chiêm ngưỡng dẫn chúng ta đến những màu nhiệm có thể gọi 1 cách đặc biệt là các màu nhiệm Ánh Sáng. Dĩ nhiên toàn thể các màu nhiệm Đức Kito, là 1 màu nhiệm ánh sáng. Ngưòi là Ánh Sáng thế gian. Tuy nhiên, chân lý này tỏ hiện 1 cách đặc biệt qua những năm tháng cuộc đời công khai, khi Người công bố tin mừng nước Thiên Chúa. Để đề nghị cho cộng đoàn Kito hữu 5 thời điểm quan trọng, các màu nhiệm chói sáng, trong giai đoạn này của cuộc đời Đức Kito. Tôi nghĩ nên chọn ra những màu nhiệm sau đây:
1- Chịu phép Rửa tại sông Jordan: Phép Rửa tại sông Jordan, tiên vàn là 1 ánh sáng. Tại đây khi Người bước xuống sông Jordan, Đấng vô tội, đã thành có tội, vì chúng ta, thì khi ấy cửa trời mở rộng, và có tiếng Chúa Cha tuyên nhận: Người là con yêu dấu. Trong khi đó Thánh Thần ngự xuống trên Người, và trao cho Người sứ mạng mà Người phải thi hành .
2- Tỏ mình ra tại tiệc cưới Cana: cũng là 1 ánh sáng. Khi Người biến nước thành rượu và mở rộng tâm hồn các môn đệ, để đón nhận đức tin, nhờ sự can thiệp của Đức Maria, người tín hữu đầu tiên
3- Công bố nước Thiên Chúa, và kêu mời xám hối: Đức Chúa Jesu loan báo nước Thiên Chúa đang đến, và kêu gọi xám hối, và tha thứ tội lổi cho những ai đến với Người, trong tâm tình tin tưởng khiêm hạ.
4- Hiển dung: là màu nhiệm ánh sáng trổi vượt hơn cả, theo truyền thống, là đã xảy ra trên núi Tabo. Vinh quang Thiên Chúa chói ngời trên dung nhan Đức Kito, trong khi Chúa Cha truyền lệnh cho các Tông Đồ đang kinh hãi, phải nghe lời Người.
5- Thiết lập Bí Tích Thánh Thể, như là 1 biểu hiện màu nhiệm vượt qua cuối cùng. Qua đó, Đức Kito trao ban mình và máu Người , dưới hình bánh và rựơu, và khẳng định Người yêu thương nhân loại cho đến cùng. Người sẽ hy sinh hiến mình để cứu chuộc nhân loại.
Trong các màu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ Cana. Sự hiện diện của Đức Mẹ Maria là ở hậu cảnh. Các sách tin mừng chỉ nhắc đền sự hiện diện tình cờ của Đức Maria lúc này, lúc nọ, trong cuộc đời rao giảng của Chúa Jesu, và không đưa ra chỉ dẫn nào cho thấy Mẹ có mặt trong bữa tiệc ly. Tuy nhiên, vai trò Mẹ đảm nhận trong tiệc cưói Cana cách nào đó, đã đồng hành với Đức Kito suốt sứ vụ của Người. Đặc biệt lời khuyên từ mẫu của Đức Mẹ, mà Đức Mẹ gửi đến Giáo Hội: “Hãy làm điều Người dạy bảo”. Lời khuyên này là 1 lời giới thiệu rất thích hợp về những lời và dấu chỉ trong Sứ Vụ công khai của Chúa Jesu, và hình thành nền tảng Thánh Mãu học, và mỗi 1 màu nhiệm ánh sáng.
Kết thúc: Kinh Mân Côi của Đức Maria là mối dây êm ái, liên kết chúng ta với Thiên Chúa, với Đúc Mẹ Maria. Những điều đã nói trên đây làm sáng tỏ khá đầy đủ sự phong phú của kinh nguyện truyền thống này. Giáo Hội luôn tin tưởng vào hiệu năng của lời kinh nguyện này, khi giao phó kinh Mân Côi đọc chung trong Cộng đoàn, hay đọc trong gia đình, hoặc đọc tư nhân. Hôm nay tôi thiết tha giao phó sự nghiệp này cho các gia đình quyền năng của kinh Mân Côi, như tôi đã nói từ đầu. Ước gì lời kêu gọi của tôi không rơi vào quên lãng. Tôi phó dâng Tông Thư này trong bàn tay âu yếm của Đức Trinh Nữ Maria. Nguyện Mẹ được chúc phúc ở mọi nơi , hôm nay và mãi mãi dưới trần gian và các tầng trời.
Vatican, ngày 16 tháng 10 năm 2002
khởi đầu năm thứ 25, triều đại Giáo Hoàng của tôi
+ GIOAN PHALO ll
- Phải nói trong các Tông Thư của các ĐGH về chuỗi hạt Mân côi, thì đây là 1 Tông Thư quan trọng nhất, và cũng dài nhất. Là vì chính Đức Giáo Hoàng ngưòi cầm đầu Hội Thánh đã xác quyết Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, là rất quan trọng. Chính Đức Giáo Hoàng cũng đã nói: Ngài lấy chuỗi hạt Mân Côi làm căn bản cho cả cuộc đời Ngài, kể cả khi lên làm Giáo Hoàng cai trị Hội Thánh nữa.
Tags:
Truyện Tích Mân Côi