Hình ảnh tgpsaigon.net |
CHA ĐẮC- LỘ
VÀ VIỆC SÁNG CHẾ CHỮ QUỐC NGỮ
Dẫn nhập
“Một báu vật quý giá đã lọt vào tay người Việt Nam chúng ta. Nó đã tỏ rõ sức mạnh quảng đại thần thông trong nhiều thập kỷ. Còn nói về giá trị thì có thể nói nó giá trị hơn hết những gì được phát minh trong vòng một trăm năm trên đất nước này”. Cái gì mà ghê gớm như thế ?
- Xin thưa đó là chữ quốc ngữ”.
(Trích bài viết “Chữ Quốc ngữ- ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhà văn Hoàng Tiến trên báo Lao Động Chủ Nhật, số Xuân Nhâm Thân 1992, trang 56).
Ngược dòng lịch sử, đất nước ta trong nhịp độ phát triển hàng ngàn năm không có chữ viết, hay nói cho chính xác chưa tìm ra chứ viết cổ của con cháu Lạc-Hồng trên dải đất các vua Hùng...
Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi thời kỳ cuộc sống chữ viết trong quá trình phát triển của xã hội loài người là : “Giai đoạn lịch sử”, còn thời kỳ trước đó là giai đoạn tiền sử hay dã sử. Ngôn ngữ, cái công cụ giao tiếp chủ yếu của con người , dầu sao vẫn có những hạn chế nhất định, vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh, nên không dễ truyền thụ qua không gian, không dễ lưu giữ qua thời gian. Thuật ngữ chữ viết chỉ chung hệ thống ký hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Ngày nay làm sao chúng ta hiểu được Chúa Giêsu, các thánh Tông đồ nếu không có các sách Tin Mừng ? Vì như các cụ ta thường nói “lời nói gió bay”...
I. VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG ĐẮC-LỘ ĐỐI VỚI CHỮ QUỐC NGỮ CHỮ
Chữ Hán truyền vào nước ta dưới thời Bắc thuộc và chiếm địa vị độc tôn, nọ được sử dụng trong công việc hành chính, giáo dục... và ta đã mượn hình chữ hán (chữ tượng hình) để đặt ra một thứ chữ của ta gọi là : chữ Nôm (gọi chệch của chữ Nam). Lối chữ này đọc theo cách đọc mà người Việt ta thường quen gọi là cách đọc Hán-Việt.
Chữ Nôm có những nhược điểm nhất định như ghi âm thiếu chính xác, cách viết không quy định thống nhất, cho nên tác dụng của chữ Nôm không được phát huy đầy đủ. Từ những năm cuối thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX, khi Chữ Quốc Ngữ thịnh hành chữ Hán không còn được dùng nữa, thì chữ Nôm cũng kết thúc vai trò lịch sử của nó.
Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các thừa sai vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự, các giáo sỹ có thể học tiếng Việt những học chữ Nôm thì quá khó. Nhận định về vấn đề này, học giả Hoàng Xuân Hãn viết : “Alexand de Rhode tỏ ra không thông thạo chữ Hán, chữ Nhật và chữ Nôm, điều đó sau này chỉ mang lại lời ích cho ta. Bởi vì vậy mà ông sẽ nổ lực phiên âm để dễ dàng học một thứ tiếng tương tự như chữ Hán, nếu không là phức tạ0p hơn thứ chữ mà ta gọi là chữ Nôm. Một thứ chữ vừa theo nguyên tắc tượng hình, vừa theo nguyên tắc phiên âm” (Hoàng Xuân Hãn- Girdamo maisica...trong Archivum historicum Societatis jesu, XXII, 1953,trang 206). Để khắc phhục khó khăn này, các thừa sai đã dùng bộ chữ cái Latinh có bổ sung thêm các dấu phụ (như chữ Bồ-đào-nha đã làm)để ghi âm tiếng Việt. Năm 1632, cha Gaspar d’Amaral đã soạn cuốn từ điển Việt-Bồ ; rồi cha Antonio Barbosa thì soạn cuốn từ điển Bồ-Việt. Song cộng lao lớn nhất trong việc củng cố và phát triển thứ chữ này thuộc về cha Alexand de Rhodes, người đã sưu tập, bổ sung, biên soạn và cho xuất bản ở Rôma vào năm 1651 cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latin (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La), với cuốn ngữ pháp tiếng Annam, cũng trong năm này cuốn tài liệu song ngữ Latinh-Việt đầu tiên là cuốn Cathecismus in octo dies divinus (Phép Giảng Tám ngày) cũng được xuất bản.
Nhận định trên đây đều phù hợp với các nhận định của các học giả quan tâm đến vấn để từ trước đến nay. Chẳng hạn, Đào Duy Anh đã viết : “Vào khoảng thế kỷ 16,17, khi các nhà ấy mới sang nưiớc ta thì có lẽ mỗi người lấy mẫu tự của nước mình mà đặt ra một lối chữ riêng để dịch tiếng bản xứ cho tiện việc giảng dạy tín đồ. Các lối chữ riênh ấy sau do hai nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, rồi sau đó là Alexand de Rhodes người Pháp tổ chức lại thành một thứ chữ thông dụng, dùng chung trong Hội Truyền giáo, tức là thủy tổ của Chữ Quốc Ngữ ngày nay”. (Việt Nam văn hóa sử cương-1938,trang 193). Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” tập I Nhà xuất bản Tân Dân 1992, cũng viết : “Thứ Chữ Quốc Ngữ chúng ta hiện dùng ngày nay, không phải do một người đặt ra mà do nhiều người góp sức. Điều chắc chắn là cố Alexand de Rhodes là người thông thạo tiếng Việt Nam nhất, đã có công đầu trong công việc nghiên cứu” (sách đã dẫn trang 18). Giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Hữu Quỳnh, trong cuốn tiếng Việt hiện đại, trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, xuất bản 1994 viết : “Alexand de Rhodes là người tổng kết và hoàn thiện thêm một bước việc xây dựng Chữ Quốc Ngữ, còn sáng tạo ra nó là nhiều giáo sỹ người Âu với sự cộng tác của nhiều người Việt Nam vô danh hồi thế kỷ 17” (sách đã dẫn trang 55).
Một giáo sỹ dòng Tên (société des Jésuites) trong bài diễn văn đọc tại hà Nội ngày 16-11-1938 đã nói về Chữ Quốc Ngữ như sau : “Thực ra Alexand de Rhodes đã không sáng nghĩ ra nguyên tắc, bởi những người cộng sự truyền giáo của ngài cho những người Nhật cư ngụ tại Hội An gần Đà Nẵng đã dùng các sách viết bằng tiếng Nhật hay phiên âm Romari, xuất bản từ quần đảo Nhật. Tuy nhiên Alexand de Rhodes đã làm cho hoàn hảo, và theo thiển ý tôi, đã hợp lý hóa bằng việc theo phương pháp học hỏi các cung giọng để đạt tới sự hoàn thành một dụng cụ văn tự mà người Trung Hoa ngày nay phải thèm muốn” (H.Bernard, pour la Compréhension de l’Indochine et de l’occident, Paris 1950, trang 19).
Nhiều bậc thức giả nữa như Dương Quảng Hàm, Lê Thành Khôi, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Đỗ Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Xuyên, Bùi Đức Sinh,, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính...đều có chung một nhận định như thế.
Thay lời kết, chúng tôi xin dẫn lời của cha Đắc Lộ trong bài tựa cuốn từ điển Việt-Bồ-La xuất bản ở Rôma năm 1651 : “Để khởi thảo cuốn từ điển này, không những tôi đã nhờ chính những người bản xứ giúp tôi học tiếng gần 12 năm trong suốt thời kỳ tôi ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tôi đã từng học với Francisco de Pina, một người Bồ đào nha rất giỏi tiếng bản xứ. Ngoài ra tôi còn sử dụng công trình của các giáo sỹ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gaspar d’Amaral và Antonio de Barbosa, cả hai vị này đều đã làm mỗi người một xcuốn từ vựng”.
Với niên hiệu 1651, niên hiệu này một lúc phát hành 3 cuốn : Phép Giảng Tam Ngày, Từ điển Việt-Bồ-La, Văn phạm Việt ngữ. Đó là bằng chứng rõ rệt và thuyết phúc nhất xác định sự thành hình của Chữ Quốc Ngữ. Cha Đắc Lộ phải là người có công nhất trong sự kiện văn hóa này. Ơí ba cuốn sách của cha ngoài những nội dung thuộc phạm vi tôn giáo, nó còn là những tài liệu vô giá, là viên đá tảng đầu tiên của ngành ngôn ngữ học, văn học... về Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam.
II. CHỮ QUỐC NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM (THẾ KỶ XVII - XX)
Những nhà trí thức Việt Nam, bộ phận nhạy cảm nhất của dân tộc, đã sớm nhìn ra việc lợi hại của thứ chữ này, và vượt qua sự kỳ thị ngoại lai thường cuộc sống ở những người dân mất nước (ngoại trừ những sỹ phu yêu nước cực đoan, như Nguyễn Đình Chiểu đã cấm con cái học Chữ Quốc Ngữ), họ cổ vũ dùng Chữ Quốc Ngữ, in sách, in báo nhằm truyền bá thứ chữ này trong quần chúng nhân dân :
Chữ Quốc Ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta.
Sách Âu Mỹ, sách China
Chữ kia, chữ nọ dịch ra cho tường.
(Đông kinh nghĩa thục).
Ở Miền Nam phải kể đến Trương Vĩnh Ký (tức Petrus Ký) và Huỳnh Tịnh Trai (tức Paulus Của). Ngoài Bắc phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm Đông dương tạp chí. Trên các sách của Nguyễn Văn Vĩnh in hồi đó, ngoài bìa đều ghi câu : ‘Nước nam ta mai sau hay dở cũng đều nhờ ở Chữ Quốc Ngữ’.
Như vậy, Chữ Quốc Ngữ ra đời, đánh dấu một giai đọan quan trọng trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam, trao vào tay dân tộc Việt Nam một dụng cụ truyền đạt văn hóa, tư tưởng tinh nhuệ đệ nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trong cuốn “Tiếng Việt hiện đại” của giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Hữu Quỳnh do trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản 1994, ở trang 57 đã viết : “Chữ Quốc Ngữ đã góp phần làm cho tiếng việt trở thành công cụ sắc bén trong sự nghiệp cáhgc mạng của dân tộc Việt Nam xây dựng một xã hội văn minh. Chữ Quốc Ngữ làm cho tiếng việt trở thành thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc. So với chữ viết của các nước Đông Nam Á, phần lớn là các loại chữ vuông, chữ viết tượng ý, thì Chữ Quốc Ngữ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xóa nạn mù chữ, phổ cập văn hóa và nâng cao tri thức khoa học, kỹ thuật cho nhân dân lao động.
Chữ Quốc Ngữ là loại chữ ghi âm, về cơ bản theo nguyên tắc ngữ âm học. nó dùng một số ký hiệu nhất định mượn ở chữ cái Latinh, có bổ sung một số dấu phụ để ghi các âm vị và thanh điệu tiếng Việt., so với chữ Nôm, một loại chữ ghi ý, thì Chữ Quốc Ngữ đơn giản và tiện lợi hơn nhiều, đồng thời cũng là loại chữ khoa học nhất”.
Ngót bốn thế kỷ ra đời, phát triển và hoàn chỉnh như ngày nay, Chữ Quốc Ngữ đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trên mọi phương diện, nhất là về mặt văn hóa xã hội.
THAY LỜI KẾT
Năm 1941, một đài kỷ niệm đã được dựng lên giữa thủ đô Hà Nội, với một tấm ghi ơn : “Đức Alịch Sơn Đắc Lộ đã góp công nghiệp phát minh ra Chữ Quốc Ngữ”.
Tại Sài Gòn, do sáng kiến của hội Trí Tri và hội Truyền bá Chữ Quốc Ngữ, một con đường được mang tên Alexand de Rhodes nhằm ghi ơn cha....
Bất chấp những thăng trầm lịch sử, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhó kẻ trồng cây, gần đây nhiều cuộc hội thảo về cha Đắc Lộ và Chữ Quốc Ngữ đã được tổ chức. Trả lại cho vị Đại ân nhân của dân tộc Việt Nam những gì xứng đáng với đóng góp của người đối với Chữ Quốc Ngữ nói riêng và với nền văn hóa Việt Nam nói chung.
Trong cuốn từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, xuất bản năm 1995, đã dành chỗ để ghi tên tuổi của ngài. Điều này chứng tỏ hình ảnh cha Đắc Lộ vẫn sống mãi trong lòng người Việt Nam, hơn nữa ngài đã chiếm một vị trí vững chắc, trang trọng trong tâm hồn người Việt, không phân biệt tôn giáo..... Đúng như học giả Nguyễn Phan Long đã viết : “Giáo sỹ Alexand de Rhodes đã đạt được những tước hiệu bất hủ để đáng được lòng tri âm của dân tộc Việt Nam. Ông là bậc đại ân nhân mà kỷ niệm còn tồn tại mãi trong ký ức của người Việt”. Nguyễn Phan Long, un grand bienfaiteur des Anamites : le père Alexand de Rhodes, trong la Dépêche 5-6-1941).
Mối tình tri âm đó phải chăng đã được cha Đắc Lộ linh cảm khi bước xuống tàu để vĩnh viễn rời Việt Nam theo lệnh của triều đình (ngày 3-7-16450, cha nói : ‘Tôi từ giã xứ Nam bằng thể xác chứ không phải bằng lòng trí, cả đối với xứ Bắc cũng vậy. Thật sự tâm hồn tôi để trọn cả hai nơi ấy và tôi tưởng không bao giờ lòng trí tôi có thể rời khỏi đó”. (Alexand de Rhodes -Hành trình và Truyền giáo, trang....).
Tài liệu tham khảo :
- Phép giảng Tám ngày- Tủ sách đại kết 1993.
- Từ điển Anam-Lusitan-Latin, nhà xuất bản khoa học xã hội 1991.
- Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, 1938.
- Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Hà Nôin 1950.
- Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan (tập I) 1989.
- Alexand de Rhodes -Hành Trình và truyền giáo.
- Hoàng Xuân Hãn, Girdamo Maiorica...trong Archivum historicum Societatis Jesu, 1953.
- Báo Lao Động Chủ nhật, số Xuân Nhâm Thân 1992.
- Tạp chí Indochine, số 41, ngày 12-6 1941, trang 12.
- Nguyễn Phan Long : Un grand bienfaiteur des Anamites : le père Alexand de Rhodes, trong La Dépêche, 5-6-1941.
- Lịch sử Việt Nam tập I
-Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, nxb Tp.Hồ Chí Minh 1997.
- Giáo Hội tại Việt Nam (sơ đồ những bài học giáo sử) của linh mục Lê Duy Lượng.
Sưu tầm từ internet