Theo bảng xếp hạng năm 2007 của Tạp chí Forbes, tỷ phú Bill Gates của Mỹ là người giàu nhất thế giới với gia tài 56 tỷ USD. Không ai ngạc nhiên về điều này. Đã 13 năm qua, ông chủ Tập đoàn Microsoft luôn giữ ngôi vị số 1 thế giới. Giàu thứ nhì hành tinh năm 2007 cũng là một người Mỹ, ngài Warren Buffett của Công ty Berkshire Hathaway, với gia tài 52 tỷ USD.
Hai người đầu bảng là đại diện của nước Mỹ siêu cường. Không có gì bất ngờ cả. Điều bất ngờ chỉ xuất hiện ở vị trí thứ ba với một cái tên hẳn còn xa lạ với nhiều người, ngài Carlos Slim Helú đến từ Mexico với gia tài 49 tỷ USD. Nếu so với Bill Gates hoặc Warren Buffett về mặt tổng tài sản, đại diện xứ sở xương rồng phải xếp sau một bậc. Tuy nhiên, tốc độ làm giàu của Slim là vô địch.
Vào năm 2004, người ta chưa hề thấy tên của Slim xuất hiện trong danh sách 585 tỉ phú trên thế giới do Forbes thống kê. Sau đó một năm, ông đứng ở vị trí thứ tư với tài sản 23,8 tỷ USD, sau "vua thép" Lakshmi Mittal của Ấn Độ cùng hai ông Gates và Buffett.
Năm 2006, Slim qua mặt Mittal để leo lên vị trí thứ ba với gia tài 30 tỷ. Đúng một năm sau, người đàn ông 67 tuổi đến từ Mexico này vẫn giữ vị trí thứ ba nhưng đã kịp bổ sung thêm 19 tỷ USD vào gia tài, một kỷ lục thế giới về làm giàu trong vòng một năm. Cũng trong chừng đó thời gian, Bill Gates "chỉ" kiếm được 2 tỷ USD.
Là dân gốc Li băng, Slim thừa hưởng một gia tài nho nhỏ từ doanh nghiệp bán lẻ của cha. Năm 1991, ông có một quyết định mang tính bước ngoặt: mua lại Telmex, công ty độc quyền điện thoại tại Mexico, theo chương trình tư nhân hóa.
Và Slim đã dùng Telmex để xây dựng một đế chế trong ngành viễn thông. Theo AP, năm 2006, mạng điện thoại di động América Móvil của ông có tới 108 triệu thuê bao tại châu Mỹ La-tinh và đạt doanh thu 21,6 tỷ USD. Cùng năm, Công ty điện thoại cố định Telmex chiếm 90% thị phần tại Mexico và kiếm được 15,9 tỷ USD.
Đến nay, đế chế của Slim hầu như có mặt trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế Mexico, từ ngân hàng tới môi giới chứng khoán, từ internet tới bảo hiểm, từ bán lẻ, nhà hàng tới dầu khí... Đầu năm nay, giới phân tích cho rằng đế chế của Slim có thể bị Televisa, một tập đoàn khổng lồ trong ngành truyền thông - viễn thông Mexico, đe dọa.
Tuy nhiên, sau đó người ta mới biết rằng Slim cũng có cổ phần trong Televisa, thậm chí con trai ông còn có chân trong hội đồng quản trị của tập đoàn này. Vì thế, không quá cường điệu khi nói rằng mỗi bước chân của mọi người dân Mexico đều đem lại lợi nhuận cho Slim.
Nhiều người Mexico tự hào về Slim và cho rằng đất nước của họ có một doanh nhân đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, tại một quốc gia mà lương trung bình chỉ khoảng 50 xu Mỹ mỗi giờ, Slim vẫn giữ mức phí điện thoại rất cao và chưa có ý định giảm giá vì đế chế của ông hầu như khống chế toàn bộ ngành viễn thông Mexico.
Điều này khiến dân chúng nổi giận. "Tại sao một số người sở hữu toàn bộ của cải trong khi phần đông dân Mexico không đủ ăn và 30 triệu người sống ở mức dưới 22 peso (2 USD) mỗi ngày?", cựu ứng viên tổng thống A.Obrador thuộc phe cánh tả bình luận.
Ý kiến này được nhiều người đồng tình bởi tại Mexico, lớp người siêu giàu có chiếm một tỷ lệ rất thấp nhưng lại thâu tóm toàn bộ nền kinh tế. Kết quả là người dân phải trả chi phí (điện, điện thoại, truyền hình...) cao hơn nhiều nước khác. "Vấn đề ở đây không phải Slim giàu mức nào mà là ông ta giàu lên quá nhanh nhờ độc quyền", chuyên gia kinh tế J.Heath bình luận.
Một lý do nữa khiến Slim giàu nhanh hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới là do ông ít làm từ thiện, theo AP. Bill Gates đã lập Quỹ Bill & Melinda Gates với số tiền hiến tặng lên tới 33 tỷ USD. Warren Buffett năm ngoái cũng cam kết hiến 1,5 tỷ USD mỗi năm cho Quỹ Bill & Melinda Gates.
Trong khi đó, ngài Slim vẫn mải mê với việc mở rộng đế chế của mình mà ít khi màng tới chuyện từ thiện bởi theo ông thì doanh nhân không nên là "ông già Noel". Bên cạnh đó, chính sách thuế của Mexico dường như cũng làm nản lòng các nhà hảo tâm.
Hai người đầu bảng là đại diện của nước Mỹ siêu cường. Không có gì bất ngờ cả. Điều bất ngờ chỉ xuất hiện ở vị trí thứ ba với một cái tên hẳn còn xa lạ với nhiều người, ngài Carlos Slim Helú đến từ Mexico với gia tài 49 tỷ USD. Nếu so với Bill Gates hoặc Warren Buffett về mặt tổng tài sản, đại diện xứ sở xương rồng phải xếp sau một bậc. Tuy nhiên, tốc độ làm giàu của Slim là vô địch.
Vào năm 2004, người ta chưa hề thấy tên của Slim xuất hiện trong danh sách 585 tỉ phú trên thế giới do Forbes thống kê. Sau đó một năm, ông đứng ở vị trí thứ tư với tài sản 23,8 tỷ USD, sau "vua thép" Lakshmi Mittal của Ấn Độ cùng hai ông Gates và Buffett.
Năm 2006, Slim qua mặt Mittal để leo lên vị trí thứ ba với gia tài 30 tỷ. Đúng một năm sau, người đàn ông 67 tuổi đến từ Mexico này vẫn giữ vị trí thứ ba nhưng đã kịp bổ sung thêm 19 tỷ USD vào gia tài, một kỷ lục thế giới về làm giàu trong vòng một năm. Cũng trong chừng đó thời gian, Bill Gates "chỉ" kiếm được 2 tỷ USD.
Là dân gốc Li băng, Slim thừa hưởng một gia tài nho nhỏ từ doanh nghiệp bán lẻ của cha. Năm 1991, ông có một quyết định mang tính bước ngoặt: mua lại Telmex, công ty độc quyền điện thoại tại Mexico, theo chương trình tư nhân hóa.
Và Slim đã dùng Telmex để xây dựng một đế chế trong ngành viễn thông. Theo AP, năm 2006, mạng điện thoại di động América Móvil của ông có tới 108 triệu thuê bao tại châu Mỹ La-tinh và đạt doanh thu 21,6 tỷ USD. Cùng năm, Công ty điện thoại cố định Telmex chiếm 90% thị phần tại Mexico và kiếm được 15,9 tỷ USD.
Đến nay, đế chế của Slim hầu như có mặt trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế Mexico, từ ngân hàng tới môi giới chứng khoán, từ internet tới bảo hiểm, từ bán lẻ, nhà hàng tới dầu khí... Đầu năm nay, giới phân tích cho rằng đế chế của Slim có thể bị Televisa, một tập đoàn khổng lồ trong ngành truyền thông - viễn thông Mexico, đe dọa.
Tuy nhiên, sau đó người ta mới biết rằng Slim cũng có cổ phần trong Televisa, thậm chí con trai ông còn có chân trong hội đồng quản trị của tập đoàn này. Vì thế, không quá cường điệu khi nói rằng mỗi bước chân của mọi người dân Mexico đều đem lại lợi nhuận cho Slim.
Nhiều người Mexico tự hào về Slim và cho rằng đất nước của họ có một doanh nhân đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, tại một quốc gia mà lương trung bình chỉ khoảng 50 xu Mỹ mỗi giờ, Slim vẫn giữ mức phí điện thoại rất cao và chưa có ý định giảm giá vì đế chế của ông hầu như khống chế toàn bộ ngành viễn thông Mexico.
Điều này khiến dân chúng nổi giận. "Tại sao một số người sở hữu toàn bộ của cải trong khi phần đông dân Mexico không đủ ăn và 30 triệu người sống ở mức dưới 22 peso (2 USD) mỗi ngày?", cựu ứng viên tổng thống A.Obrador thuộc phe cánh tả bình luận.
Ý kiến này được nhiều người đồng tình bởi tại Mexico, lớp người siêu giàu có chiếm một tỷ lệ rất thấp nhưng lại thâu tóm toàn bộ nền kinh tế. Kết quả là người dân phải trả chi phí (điện, điện thoại, truyền hình...) cao hơn nhiều nước khác. "Vấn đề ở đây không phải Slim giàu mức nào mà là ông ta giàu lên quá nhanh nhờ độc quyền", chuyên gia kinh tế J.Heath bình luận.
Một lý do nữa khiến Slim giàu nhanh hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới là do ông ít làm từ thiện, theo AP. Bill Gates đã lập Quỹ Bill & Melinda Gates với số tiền hiến tặng lên tới 33 tỷ USD. Warren Buffett năm ngoái cũng cam kết hiến 1,5 tỷ USD mỗi năm cho Quỹ Bill & Melinda Gates.
Trong khi đó, ngài Slim vẫn mải mê với việc mở rộng đế chế của mình mà ít khi màng tới chuyện từ thiện bởi theo ông thì doanh nhân không nên là "ông già Noel". Bên cạnh đó, chính sách thuế của Mexico dường như cũng làm nản lòng các nhà hảo tâm.
(Theo Thanh Niên)
Tags:
Tài liệu