Hàng triệu trẻ em có nguy cơ suy dinh dưỡng kiểu mới


BANGLADESH (UCANews, 24-2-2012) – Đã có 2 năm tệ hại về lương thực đối với thế giới. Mức tệ hại tăng lên hồi nửa năm đầu của năm 2011 sau khi thời tiết xấu làm ảnh hưởng mùa màng và sản xuất ở một số nước xuất khẩu chính trên thế giới.
Hậu quả là giá cả tăng vọt, thế nên các gia đình ở Dhaka và những vùng khác ở Bangladesh thu nhập kém lại càng thấy khó khăn hơn.
Shaheda Akhter, người mẹ của 4 đứa con, nói: “Tôi không mua được sữa cho con vì lễ hội Eid-ul-Azha festival bắt đầu tháng Mười Một và tôi chỉ có thể mua trứng cho con ăn mỗi tháng 1 hoặc 2 lần. Hai con trai lớn 12 và 14 tuổi của tôi phải phụ giúp gia đình bằng cách đi làm, thế nên chúng phải nghỉ học”.
Gia đình anh Rickshaw cũng lâm tình cảnh tương tự. Anh cho biết: “Mỗi năm chúng tôi chỉ có thể mua thịt cho gia đình 1 hoặc 2 lần. Mỗi ngày tôi kiếm được 200 tới 150 taka (2-3 USD). Chỉ có 1 con trai của tôi đi học. Tôi hy vọng 2 đứa khác cũng được đi học nhưng tôi không biết tôi có xoay xở nổi hay không nữa”.
Những câu chuyện buồn này có trong tường trình của tổ chức Từ thiện Cứu giúp Trẻ em có trụ sở tại Anh quốc. Tổ chức này cho biết có 500 triệu trẻ em có thể suy yếu về tinh thần và thể lý trong 15 năm tới vì thiếu lương thực.
Chương trình có tên “Sống không đói: Giải quyết Suy dinh dưỡng Trẻ em” đã tường trình dựa vào điều tra của tổ chức Globescan ở Ấn Độ, Bangladesh, Peru, Pakistan và Nigeria, những nơi có một nửa số trẻ em suy dinh dưỡng.
Họ thấy rằng 1 trong 6 cha mẹ, như chị Shaheda Akhter, đành phải cho con nghỉ học để đi lao động kiếm thu nhập nuôi sống gia đình.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, giám đốc chương trình “Cứu Trẻ Em” nói: “Thế giới đã tạo tiến trình làm giảm tử vong ở trẻ, từ 12 triệu giảm còn 7,6 triệu. Nhưng điều này vẫn chưa đạt nếu chúng ta không giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em”.
Ông nói thêm: “Anh quốc nên tìm cách làm giảm đói nghèo và bảo vệ trẻ em bằng cách kiềm chế tăng giá lương thực,  nên bắt đầu bằng Hội nghị Thượng đỉnh khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới tới London tham dự Olympics vào mùa hè này”.
Chương trình “Cứu Trẻ Em” lưu ý rằng tỷ lệ trẻ em còi cọc ở Bangladesh đã giảm 68% vào năm 1990 xuống 43% trong những năm qua (mỗi năm giảm 3%), đó là ở một trong những nước có thu nhập thấp tăng nhanh. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 7 triệu trẻ em ở Bangladesh suy dinh dưỡng cả tinh thần lẫn thể lý, mà đây là một trong các nước có tỷ lệ dân số đông nhất thế giới.

TRẦM THIÊN THU

Post a Comment

Previous Post Next Post