Câu chuyện của một người Việt từ số vốn 2 đô la gây dựng lên một sản nghiệp 1,8 tỷ đô la có thể kết thúc ở đó. Nhưng không, ở khu trường sở Bishop Ranch tại San Ramon, trong toà cao cốc cạnh trụ sở cũ của OnDisplay, Dũng lại mở một Công ty phần mềm mới, một Công ty mà ông hy vọng sẽ làm lu mờ Công ty đầu của ông.
Ông Dũng có thể “gác kiếm” sống một cuộc đời vương giả, lái chiếc xe Porsche chạy lòng vòng, một trong rất ít vật dụng mà ông chi tiêu (“hoàn toàn phung phí tiền bạc”, ông đỏ mặt thừa nhận). Hiện nay ông đã lập gia đình, đi du lịch với vợ - người đang theo học bác sĩ chuyên ngành ung thư ở UC San Francisco. Ông cũng mua một ngôi nhà ở đó cho cha và một ngôi nhà ở Nam California cho bố mẹ vợ. Nhưng trong nhiều tháng dài, ông vẫn khao khát bắt đầu một Công ty khác.
Nhiều người cho rằng, ông Dũng sẽ nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống của một vương giả sau khi đã có gia tài đồ sộ: 1,8 tỷ USD. Không hề có chuyện đó. Đó không phải là phong cách của ông Dũng. “Tôi hiểu rằng tôi đang trở lên nổi tiếng, được nhiều người biết đến, nhưng tôi cố gắng là tôi như trước đây, bằng cách luôn ghi nhớ về nơi mà tôi đã từ đó đến đây. Tôi chẳng bao giờ cho rằng chuyện gì là ăn chắc cả”.
Ông Dũng không hề dừng lại. Ông đầu tư 1 triệu USD tiền túi vào Fogbreak và tìm kiếm nguồn vốn, lần này thì dễ dàng hơn, từ những nhà đầu tư như Mark Pine. Với Fogbreak, ông Dũng đặt mức yêu cầu cao hơn trước. Vừa là sáng lập viên, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành, ông muốn làm cho Fogbreak phát triển thành một Công ty lớn và có lợi nhuận ngang ngửa với PeopleSoft nổi tiếng của Mỹ. Yu Hao Lin, cố vấn nghiệp vụ và đầu tư vốn ở San Jose, người đồng sáng lập Vietnames Silicon Valley Network, mà Dũng là Giám đốc, từng hỏi ông hồi năm ngoái: “Anh đã làm ra được rất nhiều tiền, tại sao anh vẫn cứ muốn làm việc?”. Ông nhớ câu trả lời của Dũng: “Anh biết không, với mỗi 100.000 đô mà tôi làm ra được, thì tôi có thể làm được bao nhiêu điều tốt cho người dân Việt Nam ?”.
MỘT ÔNG CHỦ CẦN KIỆM
Hiện nay, Fogbreak vẫn đang đối mặt với những thách thức của thị trường công nghệ kỹ thuật cao, đang tăng cao trong những tháng gần đây, nhưng không đến nỗi nóng bỏng như thời OnDisplay. Oracle Corp và PeopleSoft xích lại gần nhau trên thị trường Software, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng khi mua những sản phẩm của Công ty mới phát triển mà họ lo rằng sẽ không còn tồn tại trong những năm tới. Dũng chẳng hề nhụt chí.
“Là một nhà doanh nghiệp, chúng ta không thể định giờ cho thị trường. Do đó, nếu bạn nghĩ rằng bạn có ý kiến hay, bạn cần phải biến nó thành hiện thực, bất kể thị trường đang lên hay xuống”.
Mark Pine: “Trung Dũng là dạng người không để cho trở ngại ngăn chặn đường đi của anh”.
Trụ sở chính của Fogbreak, Công ty mới của ông Dũng, chẳng chút tối tân, hiện đại. Nó chẳng có chút gì đi đôi với một người vừa tạo lập một gia tài kếch xù. Chẳng có một cô thư ký nào đón khách ở tiền sảnh, mà chỉ có một số những phòng ngủ nhỏ trống rỗng với màu sắc và thiết kế giản dị. Từng cả gan thành lập Công ty trong bối cảnh kinh tế suy sụp, ông Dũng hiểu rằng không được hoang phí trong chi tiêu. Thế nên ở trong Fogbreak, mỗi đồng kiếm được, đều được ông chi tiêu một cách cẩn trọng. Ông Dũng thà không có thư ký và một văn phòng xa hoa lộng lẫy, để tập trung tất cả phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
“Bạn không thể lấy một triệu đồng của một Công ty để làm ra một sản phẩm mà chẳng hề cảm thấy có trách nhiệm nếu như cuối cùng nó không hiệu quả”. Ông Dũng nói: “Ông dùng 1 triệu đô tiền riêng để đầu tư cho Fobreak.
Ông Dũng hiểu rằng, có một số người nghĩ ông sẽ thành công một cách dễ dàng một khi ông đã đạt đến đỉnh cao và chẳng thể liều lĩnh để làm hỏng câu chuyện của một kẻ trắng tay trở thành tỷ phú.
Nhưng ông Dũng đã làm tất cả điều đó không chỉ vì tiền. Những người từng gặp ông Dũng, nay là một tỷ phú, từng chỉ là một chàng thanh niên với hai bàn tay trắng miêu tả về ông: Khiêm tốn, ông Dũng là người biết nắm bắt cơ hội một cách nghiêm túc.
Trích “Sống thành công” – NXB VHTT
Không có gì là không thể với những người dám ước mơ.
Tags:
Tài liệu