Trái tim biết sẻ chia
Đào Minh Phương, sinh năm 1981, con thứ hai trong gia đình công chức ở Hà Nội. Mẹ là Giám đốc Cty Dược phẩm Hà Nội, bố làm ở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chị gái và Phương đều theo nghiệp mẹ.
Phương cho rằng: “Cảm thông và chia sẻ với những đau đớn mà những nạn nhân da cam phải gánh chịu đã giúp em hiểu ra những ý nghĩa sâu xa của cuộc sống”.
Tuổi trẻ đầy sôi nổi và nhiệt huyết của cô đã gắn bó với công việc xoa dịu nỗi đau da cam.
Phương kể, năm 2001, khi là nữ sinh Trường đại học Thăng Long, cô tham gia trong đội sinh viên tình nguyện của trường hoạt động tại các trung tâm bảo trợ trẻ em chất độc màu da cam như: Làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Làng hữu nghị Việt Nam (Vân Canh, Hà Tây)...
Cô đã bị sốc khi tận mắt chứng kiến những nỗi đau mà các nạn nhân da cam phải chịu đựng. Từ sự chia sẻ, đồng cảm ấy, sự gắn bó giữa cô với các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam ngày càng khăng khít.
Từ đó, Hiệp hội Sinh viên nhân ái đã ra đời ngày 2/9/2001 do Phương làm Chủ tịch.
5 năm qua, với nòng cốt là nhóm sinh viên Trường đại học Thăng Long, Hiệp hội của cô đã làm tất cả những gì có thể hướng đến ba đối tượng chính là nạn nhân chất độc da cam, trẻ lang thang cơ nhỡ và người tàn tật.
Phương nói: “Những năm làm tình nguyện giúp em biết trân trọng những gì mình đang có. Em đã học được cách để yêu thương, tính kiên nhẫn, sự chịu đựng.
Suốt những năm đó em cứ trăn trở một điều: Mình phải làm cái gì đó để giúp được nhiều hơn cho các nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật và trẻ lang thang...”.
Giám đốc trung tâm nhân đạo
Khi nhận được chủ đề của Cuộc thi ngày sáng tạo Việt Nam năm 2006 là: Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên khó khăn”, Phương dồn hết tâm huyết vào viết dự án.
Những mong ước, trăn trở của Phương gửi gắm trong dự án Thanh thiếu niên chất độc màu da cam lập tổ hợp tự lực ba trong một.
Phương giải thích: “Ba trong một” gồm: Tư vấn tâm lý, Hướng nghiệp dạy nghề và Phục hồi chức năng. Dự án này đã mang về 10.000 USD từ World Bank. Phương và các đồng sự vui khôn tả.
Với số tiền ấy, Phương và những người cộng sự bắt tay ngay vào việc xây dựng trung tâm nhân đạo và được Hiệp hội Khoa học Công nghệ ứng dụng tin học UIA đỡ đầu với tên Trung tâm nhân đạo Tự Lực.
Ngày 2/9/2006, sau tròn 6 năm (tính từ ngày Hiệp hội sinh viên nhân ái ra đời), Trung tâm nhân đạo Tự lực chính thức ra mắt bằng việc đón 23 bạn trẻ là nạn nhân chất độc da cam và mồ côi về chăm sóc, dạy văn hóa, dạy nghề. Trung tâm do Phương làm giám đốc.
Giải thích việc thuê địa điểm cho Trung tâm tại Bát Tràng, Phương nói: Thuê ở đó vì mong muốn giúp các em có cơ hội tiếp xúc với làng nghề thủ công mỹ nghệ...
Hiện, những sản phẩm gốm trang sức do các em làm ra đã có được thị trường. Mới đây, Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ từ một Cty xuất nhập khẩu của Mỹ.
Họ giúp về kỹ thuật nặn vuốt và pha màu cũng như tìm thị trường nước ngoài cho sản phẩm gốm trang sức của trung tâm.
Nói về mơ ước của mình, Phương tâm sự: “Em sẽ cố gắng xây dựng trung tâm thành trường nghề dành cho những nạn nhân da cam nhẹ và trẻ em mồ côi lang thang dưới 18 tuổi ”.
(Theo Tiền Phong)
Đào Minh Phương, sinh năm 1981, con thứ hai trong gia đình công chức ở Hà Nội. Mẹ là Giám đốc Cty Dược phẩm Hà Nội, bố làm ở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chị gái và Phương đều theo nghiệp mẹ.
Phương cho rằng: “Cảm thông và chia sẻ với những đau đớn mà những nạn nhân da cam phải gánh chịu đã giúp em hiểu ra những ý nghĩa sâu xa của cuộc sống”.
Tuổi trẻ đầy sôi nổi và nhiệt huyết của cô đã gắn bó với công việc xoa dịu nỗi đau da cam.
Phương kể, năm 2001, khi là nữ sinh Trường đại học Thăng Long, cô tham gia trong đội sinh viên tình nguyện của trường hoạt động tại các trung tâm bảo trợ trẻ em chất độc màu da cam như: Làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Làng hữu nghị Việt Nam (Vân Canh, Hà Tây)...
Cô đã bị sốc khi tận mắt chứng kiến những nỗi đau mà các nạn nhân da cam phải chịu đựng. Từ sự chia sẻ, đồng cảm ấy, sự gắn bó giữa cô với các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam ngày càng khăng khít.
Từ đó, Hiệp hội Sinh viên nhân ái đã ra đời ngày 2/9/2001 do Phương làm Chủ tịch.
5 năm qua, với nòng cốt là nhóm sinh viên Trường đại học Thăng Long, Hiệp hội của cô đã làm tất cả những gì có thể hướng đến ba đối tượng chính là nạn nhân chất độc da cam, trẻ lang thang cơ nhỡ và người tàn tật.
Phương nói: “Những năm làm tình nguyện giúp em biết trân trọng những gì mình đang có. Em đã học được cách để yêu thương, tính kiên nhẫn, sự chịu đựng.
Suốt những năm đó em cứ trăn trở một điều: Mình phải làm cái gì đó để giúp được nhiều hơn cho các nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật và trẻ lang thang...”.
Giám đốc trung tâm nhân đạo
Khi nhận được chủ đề của Cuộc thi ngày sáng tạo Việt Nam năm 2006 là: Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên khó khăn”, Phương dồn hết tâm huyết vào viết dự án.
Những mong ước, trăn trở của Phương gửi gắm trong dự án Thanh thiếu niên chất độc màu da cam lập tổ hợp tự lực ba trong một.
Phương giải thích: “Ba trong một” gồm: Tư vấn tâm lý, Hướng nghiệp dạy nghề và Phục hồi chức năng. Dự án này đã mang về 10.000 USD từ World Bank. Phương và các đồng sự vui khôn tả.
Với số tiền ấy, Phương và những người cộng sự bắt tay ngay vào việc xây dựng trung tâm nhân đạo và được Hiệp hội Khoa học Công nghệ ứng dụng tin học UIA đỡ đầu với tên Trung tâm nhân đạo Tự Lực.
Ngày 2/9/2006, sau tròn 6 năm (tính từ ngày Hiệp hội sinh viên nhân ái ra đời), Trung tâm nhân đạo Tự lực chính thức ra mắt bằng việc đón 23 bạn trẻ là nạn nhân chất độc da cam và mồ côi về chăm sóc, dạy văn hóa, dạy nghề. Trung tâm do Phương làm giám đốc.
Giải thích việc thuê địa điểm cho Trung tâm tại Bát Tràng, Phương nói: Thuê ở đó vì mong muốn giúp các em có cơ hội tiếp xúc với làng nghề thủ công mỹ nghệ...
Hiện, những sản phẩm gốm trang sức do các em làm ra đã có được thị trường. Mới đây, Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ từ một Cty xuất nhập khẩu của Mỹ.
Họ giúp về kỹ thuật nặn vuốt và pha màu cũng như tìm thị trường nước ngoài cho sản phẩm gốm trang sức của trung tâm.
Nói về mơ ước của mình, Phương tâm sự: “Em sẽ cố gắng xây dựng trung tâm thành trường nghề dành cho những nạn nhân da cam nhẹ và trẻ em mồ côi lang thang dưới 18 tuổi ”.
(Theo Tiền Phong)
Tags:
Tài liệu