tntt
Lửa thiêng thánh thể
LỬA THIÊNG THÁNH THỂ
I. NHẬN ĐỊNH
A. Lửa Tự Nhiên
1. Sưởi ấm (tụ họp gia đình, xã hội)
2. Bảo vệ (xua đuổi thú dữ)
3. Kiện toàn đời sống (nấu chín thực phẩm)
4. Chiếu sáng (áp dụng khoa học đem ánh sáng của lửa phục vụ đời sống con người)
5. Tàn phá, đe dọa (ngọn lửa bùng cháy thiêu đốt vạn vật)
B. Lửa Trong Kinh Thánh
1. Cựu Ước
a. Ánh Sáng / Tối Tăm (Chúa Tạo Dựng -Kn 1: 3)
b. Thiêu đốt lễ vật (Abraham -Kn 15: 17)
c. Dấu hiệu chinh chiến (Jer 6:11)
d. Trừng phạt (Lò lửaDan 3: 6, Le 2:19, Jer 29:22, Eze 23:25, 47; Dan3)
e. Cột lửa (Ex 13:21, 22; 14:19, 24; 40:38; Nu 9:15-23)
2. Tân Ước
a. Chúa Thánh Thần
b. Ánh Sáng thế gian
c. Trừng phạt
3. Ý Nghĩa Lửa
a. Tẩy rửa, thanh luyện (Isa 6: 6 - 7)
b. Thần lực (Ps 104:4, Jer 20:9, Mt 3: 11, Lc 3: 16)
c. Phán xét (Isa 33:14, Jer 23:29, Am 1:4,7, 10; 2:2; Mal 3:2; Lc 12:49; Rev 20:9)
d. Tiêu diệt kẻ dữ (Mt 13:42, 50; 25:41; Mc 9:48; Rev 9:2; 21:8)
e. Lửa đời đời (Isa 33:14; Mt 18:8; 25:41; Mc 9:48)
f. Sự hiện diện của Thiên Chúa (Bụi gai Ex 3:2; Trên núi Sinai Xh 19:18,)
g. Lưỡi lửa Thánh Thần Act 2:3)
h. Tình yêu mến (Chúa Kitô là lử mến từ trời)
i. Phục sinh (Ánh sáng nến phục sinh)
II. MỤC ĐÍCH LỬA THIÊNG THÁNH THỂ
A. Giáo dục Siêu Nhiên
1. Hiểu biết Thánh Kinh qua các tiết mục
2. Biết và cảm nghiệm về Chúa nhiều hơn để có thể thực hành đức Tin trong đời sống chứng nhân
B. Giáo dục Tự Nhiên
1. Giúp đoàn viên trở nên hoạt bát, tháo vát
2. Phá triển khả năng ca, vũ, nhạc, kịch
3. Có thể sống tự nhiên trong sinh hoạt tập thể
III. Ý NGHĨA LỬA THIÊNG THÁNH THỂ
1. Gặp gỡ, tình gia đình, huynh đệ hiệp nhất (xum họp quanh đống lửa)
2. Chia sẻ cảm nghiệm đức tin (qua các tiết mục)
3. Vui tươi, nhận biết sự hiện diện của Chúa khi cùng họp mặt ôn lại những việc Chúa làm cho nhân loại và cảm nghiệm tình thương Chúa qua Thánh Kinh cũng như trong đời sống.
4. Kết thúc Ngày Thánh Thể. Đặt trên lửa những hy sinh, khó nhọ, buồn vui của một ngày. (Chấm dứt Ngày Thánh Thể, xin Chúa noun nhận như của lễ toàn thiêu, ban lại niềm vui và đêm bình an)
IV. TIẾT MỤC LỬA THIÊNG THÁNH THỂ
A. Tổng Quát
1. Phải theo chủ đề khung cảnh Thánh Kinh trong Sa Mạc huấn luyện
2. Diễn từ Cựu Ước tới Tân Ước
3. Nên tập trung và xoáy mạnh vào một vấn đề mà thôi, tránh rườm rà, lan man
4. Duy trì y nghĩa giáo dục, nhất là giáo dục đức Tin. Nếu cần, phải hy sinh nụ cười để việc diễn xuất các tiết mục giữ được mục đích giáo dục này.
5. Mỗi tiết mục là một bài học Thánh Kinh. Không xuyên tạc, chế nhạo Kinh Thánh, gây gương mù gương xấu. Lửa Thiêng Thánh Thể khác với lửa vui của các đoàn thể khác.
6. Việc hóa trang cũng rất quan trọng cho các tiết mục Lửa Thiêng
7. Lưu ý đến thới gian, mỗi tiết mục từ 7 đến 10 phút là tốt, không nên kéo dài quá.
8. Có nhiều thể loại dùng để diễn các tiết mục: ca, hoạt cảnh, kịch, vũ …. Cần thay đổi cho thích hợp, đỡ nhàm chán.
B. Chủ Đề Tiết Mục Lửa Thiêng Các Cấp Huấn Luyện
Chủ đề các tiết mục được dựa theo chủ đề của các Sa Mạc Huấn Luyện
1. Dự Trưởng: Cuộc hành trình của Abraham, con người của lòng Tin
2. Cấp I: Hành Trình về đất hứa của Maisen, con người chu toàn trách nhiệm
3. Cấp II Ấu: Cánh đồng Bêlem, với Chúa Giêsu đơn sơ
4. Cấp II Thiếu: Làng Nazareth, với Chúa Giêsu vâng phục
5. Cấp II Thiếu: Làng Galilêa, với Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng
6. Cấp III Ấu: Ánh Sao Phương Đông, với Chúa Giêsu Hiển Linh
7. Cấp III Thiếu: 40 ngày trong sa mạc, với Chúa Giêsu thắng cám dỗ
8. Cấp III Nghĩa: Con đường Thánh giá, với Chúa Giêsu chết và phục sinh
C. Gợi Ý Tiết Mục Lửa Thiêng Sa Mạc Trợ Tá
Chủ Đề: Các bữa tiệc trong Kinh Thánh (chú trọng Tân Ước)
1. Tiết mục không thể bỏ qua: Người Samaritanô nhân hậu (Lc 10:29-37)
2. Tiệc Múa Xin Đầu Thánh Gioan Tẩy Giả (Mc 6:21-29)
3. Tiệc cưới Cana (Yn 2:1-12)
4. Tiệc nhà bà Matta (Lc 10:38-42)
5. Tiệc nhà Simon (Lc 7:36-50)
6. Tiệc không mặc áo cưới (Lc 14:15-24)
7. Tiệc Rửa Chân Môn Đệ (Yn 13:1-17)
8. Tiệc Vượt Qua (Mt 26:17-29)
V. VAI TRÒ CHỦ YẾU TRONG LỬA THIÊNG THÁNH THỂ
A. Quản Lửa
1. Chuẩn bị trước củi, lửa, vị trí Lửa Thiêng.
2. Cần nắm rõ nội dung và diễn tiến các tiết mục để có thể diễn tả ý nghĩa qua lửa.
B. Quản Trò
1. Dẫn dắt nội dung các tiết mục.
2. Xen kẽ các tiết mục là những tác động sinh hoạt để buổi Lửa Thiêng được liên tục mà không bị loãng hoặc lạc đề.
C. Quản Ca
1. Chuẩn bị sẵn sàng và bắt những bài hát, băng reo, vũ điệu theo hợp với các tiết mục.
2. Ứng phó nhanh nhẹn, vui tươi, linh động.
3. Cộng tác mật thiết với Quản Trò.
VI. DIỄN TIẾN LỬA THIÊNG
A. Khai Mạc:
1. Tập trung tiến về (hay tại chỗ) nơi đốt lửa. (Im lặng, trong cảnh tối tăm… tâm hồn tội lỗi)
2. Ý nghĩa của lửa (Cha Tuyên Úy, Sa Mạc Trưởng)
3. Lời Chúa (Có nhiều cách đọc: một người đọc; nhiều người cùng đọc; mỗi người đọc một câu)
4. Gọi Lửa (Ca bài gọi lửa. Hát lần sau nhanh hơn lần trước)
5. Châm lửa (Cha Tuyên Úy hay Sa Mạc Trưởng, vị cao cấp nhất)
6. Chào lửa (Vũ bài chào Lửa Thiêng)
7. Giới thiệu, chào mừng khách
B. Giới thiệu Các Tiết Mục
1. Giới thiệu nội dung chính. Không giới thiệu tên các đội hay người trình diễn.
2. Chuyển mục (Quản ca làm linh động). Aùp dụng bài hát, băng reo, vũ điệu, trò chơi và câu chuyện dẫn ý chuyển sang tiết mục kế tiếp.
3. Cần đào sâu Thánh Kinh, giáo lý bằng các kết luận tóm tắt.
4. Không tập dợt trong Lửa Thiêng. Khi diễn xong phải về chỗ để tham dự và khuyến khích các đội khác.
5. Sửa phạt tế nhị. Đôi khi, nếu là vấn đề quan trọng thì phải sửa đổi ngay.
6. Kết thúc thường bằng ”câu Chuyện Tình Thương”
C. Bế Mạc
1. Câu Chuyện Tàn Lửa
a. Nhận xét các tiết mục
b. Lời khuyên do Cha Tuyên Úy hay Sa Mạc Trưởng về Đức tin, khiêm nhường...
2. Mang Lửa Về Tim
a. Mang ánh Lửa Thiêng để đốt cháy và sưởi ấm tâm hồn.
b. Hát chậm và nhỏ dân
( Theo tntt.org)