Headlines
Loading...
 Chân thật trong lời nói

Chân thật trong lời nói


Chân Thật Trong Lời Nói (Mt 5:33-37)
Nhiều người trong chúng ta thuộc lòng câu chuyện "Cái Lưỡi" của Xénophon, sống vào thế kỷ VI. Xénophon bị bắt làm nô lệ trong một nước láng giềng. Biết ông là người tài giỏi, vua trao cho ông nhiều việc. Một trong những việc quan trọng là thiết tiệc. Vua sai ông chọn một món ăn ngon nhất để đãi khách. Ông liền ra chợ mua toàn là lưỡi về nấu. Thực khách ăn và khen ngon.
Nhưng một lần, hai lần, ba lần, lần nào người đầu bếp cũng chỉ đãi toàn lưỡi. Ngạc nhiên, nhà vua cho tìm ông đến hỏi lý do. Người nổi tiếng là khôn ngoan mới giải thích: Còn gì quí hóa cho bằng lưỡi: lưỡi là máy khôn ngoan, nhờ lưỡi ta học biết điều khôn ngoan, nhờ lưỡi con người biết ca tụng lẫn nhau, nhờ lưỡi con người giao ước với nhau và dâng lời cảm tạ Thượng Đế, không gì cao quí cho bằng lưỡi.
Nhà vua lấy làm ưng ý về sự giải thích đó, và để thử lòng nhà hiền triết, vua sai ông nấu một món ăn dở nhất. Lại một lần nữa, Xénophon nấu toàn là lưỡi. Khi được vua chất vấn, ông giải thích: Tâu bệ hạ, còn gì xấu xa cho bằng cái lưỡi, dưới ánh mặt trời này còn gì xáu xa mà lưỡi không can dự vào: phản bội, bất công, gian dối, lừa đảo, trộm cắp, giết người, chiến tranh, tất cả đều do cái lưỡi: nó có thể làm sụp đổ cả đế quốc, có thể hủy hoại cả một dân tộc, đạp đổ cả một gia đình, còn gì xấu xa cho bằng cái lưỡi.
Ai trong chúng ta cũng hơn một lần hối tiếc vì những lời do miệng lưỡi chúng ta thốt ra. Và một lời lẽ xúc phạm đến người khác cũng là một xúc phạm đến Thiên Chúa. Một lời dối trá cũng là một lừa đảo người khác, đồng thời xúc phạm đến bản thân bởi vì đánh đổ hình ảnh Thiên Chúa - Đấng chân thật.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã quảng diễn giới răn về thề thốt của Cựu Ước. Cựu Ước chống lại sự dối trá bằng cách đưa ra một luật về lời thề. Làm như thế, một cách nào đó Cựu Ước vẫn còn khoan dung cho dối trá. Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật, Ngài bãi bỏ sự thề thốt. Sở dĩ có thề thốt là vì có dối trá. Chúa Giêsu không chấp nhận dối t rá dưới bất cứ hình thức nào và trong trường hợp nào, nên Ngài cũng bãi bỏ cả lời thề.
Thiên Chúa tự mạc khải trước tiên cho con người bằng lời. Ngài phán một lời liền có trời đất muôn vật. Lời của Thiên Chúa là lời hữu hiệu. Thiên Chúa giữ lời của Ngài. Nơi Ngài lời và hành động là một. Lời của Thiên Chúa cuối cùng đã trở thành người. Qua cuộc sống, cái chết và phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu là lời chân thật, lời của tình yêu Thiên Chúa ngỏ với con người. Qua Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã bày tỏ rất cả hình ảnh của Ngài. Do đó chỉ trong Đức Giêsu Kitô, con người mới thực sự tìm thấy hình ảnh Thiên Chúa đã được khắc ghi trong tâm hồn. Ơn gọi của Kitô hữu chính là sống theo hình ảnh ấy, chính là bày tỏ hình ảnh chân thực ấy. Và sống theo hình ảnh ấy chính là bước theo Đấng đã tuyên bố: "Ta là Đường, là sự thật, và là sự s ống". Nơi Ngài, lời nói hành động và cuộc sống là một, do đó người Kitô hữu cũng được mời gọi để thống nhất cuộc sống như thế.
Sống trong một xã hội xây dựng trên dối trá, con người cũng dễ biến dối trá thành một thứ bản năng thứ hai. Phải chăng dối trá không là đặc điểm của ma quỉ.
Chúa Giêsu đến để giải thoát chúng ta khỏi thần dối trá. Ngài mời gọi chúng ta đi theo con đường sự thật và làm chứng cho sự thật. Ước gì cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một thể hiện của niềm tin. Ước gì mỗi gặp gỡ, trao đổi của chúng ta với tha nhân là một nhập thể bằng xương, bằng thịt của chân lý mà chúng ta không ngừng tuyên xưng.
Chân Lý