Thưa Cha, một người có đạo và người kia không có đạo, hai người lấy nhau đạo ai nấy giữ, đã có phép chuẩn đầy đủ nhưng bên gia đình không có đạo họ muốn người có đạo đứng trước mặt ông Phật để bái lạy nhưng không cần phải thắp nhang. Vậy có được không, thưa Cha?
(cao jenny)
Đáp:
Vì đây là một nghi lễ tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật trái với niềm tin của người Công giáo, do đó người tín hữu Công giáo không được phép. Nếu trường hợp đứng trước bàn thờ tổ tiên tỏ bày niềm tôn kính, ghi ơn các bậc tổ tiên sinh thành, thì theo thông cáo của các Đức Giám Mục Việt Nam ban hành tại Nha Trang ngày 14-11-1974, các ngài đã qui định: “Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên, và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ những thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.” Nếu có sự trùng hợp có tượng Phật trên bàn thờ tổ thì cần phải giải thích cho những người tham dự về thái độ tôn kính của mình đối với gia tiên chứ không có ý tuyên xưng niềm tin vào Đức Phật hay Đạo Phật.
(cao jenny)
Đáp:
Vì đây là một nghi lễ tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật trái với niềm tin của người Công giáo, do đó người tín hữu Công giáo không được phép. Nếu trường hợp đứng trước bàn thờ tổ tiên tỏ bày niềm tôn kính, ghi ơn các bậc tổ tiên sinh thành, thì theo thông cáo của các Đức Giám Mục Việt Nam ban hành tại Nha Trang ngày 14-11-1974, các ngài đã qui định: “Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên, và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ những thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.” Nếu có sự trùng hợp có tượng Phật trên bàn thờ tổ thì cần phải giải thích cho những người tham dự về thái độ tôn kính của mình đối với gia tiên chứ không có ý tuyên xưng niềm tin vào Đức Phật hay Đạo Phật.
Giải Đáp và Hướng Dẫn: Lm. Phi Quang/tinmung.net